xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sinh vật trong "The Hobbit" có thật, 23 triệu tuổi, "lai" nhiều loài

Thu Anh

(NLĐO)- Một sinh vật có lông, má phồng, "trỗi dậy" ngay sau cái chết của loài khủng long vừa được khai quật và đặt tên là Beornus honeyi, vì giống với quái vật Beorn trong "The Hobbit".

Beorn trong "The Hobbit, tác phẩm của JRR Tolkien đã được dựng thành phim và rất nổi tiếng, là mọt quái thú đồng hành với nhân vật chính Bilbo Baggins, có thể thay đổi hình dạng nhưng đặc điểm chính vẫn là một thứ gớm ghiếc, có lông và xù xì, hung dữ.

Theo Science Alert, Beornus honeyi - Beorn trong đời thực – nhỏ hơn so với mô tả trong tiểu thuyết, nhưng mang nhiều đặc điểm tương tự, tồn tại vào giai đoạn 65 đến 23 triệu năm về trước.

Sinh vật trong The Hobbit có thật, 23 triệu tuổi, lai nhiều loài - Ảnh 1.

Conacodon hettingeri, Miniconus jeanninae và Beornus honeyi, 3 "quái thú" hậu kỷ Phấn Trắng - Ảnh: Đại học Colorado ở Boulder

Các tác giả từ Đại học Colorado ở Boulder cho biết đó là một động vật có vú hung dữ, tuy nhỏ bé nhưng vẫn to lớn hơn nhiều so với hầu hết động vật có vú cùng thời kỳ, đặc điểm đáng chú ý nhất là hàm răng to đến nỗi làm má của chúng phồng lên kỳ dị.

Sinh vật này như một tập hợp quái dị của nhiều loài, trông như một đứa con lai hỗn tạp. Nhưng thật sự, nó chính là tổ tiên của nhiều sinh vật hiện đại. Nó có dáng vóc giống chó, nhưng lại là tổ tiên của ngựa, tê giác và nhiều loài móng guốc hiện đại khác, theo mô tả trên Journal of Systematic Palaoeontology. Về kích thước, nó không lớn hơn một con mèo nhà hiện đại, nhưng đủ để thành quái vật vì động vật có vú sau đại tuyệt chủng khủng long hầu hết chỉ nhỏ như những con chuột.

Theo Sci-News, sinh vật kỳ dị này có thể là loài ăn tạp. Hàm răng đáng sợ có thể nghiền nát nhiều loài thực vật cứng, nhưng nó cũng ăn cả côn trùng và một số nguồn thịt khác.

Để tái hiện nó, các nhà nghiên cứu đã phân tích một số hóa thạch hàm được khai quật từ Great Divin Basin ở miền Nam Wyoming. Các hóa thạch có niên đại khoảng 23 triệu năm. Tại đây, họ cũng tìm được 2 loài mới khác là Conacodon hettingeri và Miniconus jeanninae. 2 loài này và "Beorn trong đời thực" có quan hệ họ hàng gần.

Các phát hiện được cho là giúp "viết lại lịch sử" về những loài động vật có vú cổ xưa nhất đã ra đời kể từ sau khi loài khủng long biến mất.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo