05/06/2021 17:13

Chế tạo máy phun khử khuẩn tự động phục vụ phòng chống dịch Covid-19

(NLĐO)- Trường Đại học Sao Đỏ (tỉnh Hải Dương) đã nghiên cứu, chế tạo thành công hệ thống máy phun khử khuẩn tự động xe cơ giới đường bộ, phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Trao đổi với Báo Người Lao Động, tiến sĩ Đỗ Văn Đỉnh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sao Đỏ (TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương), cho biết trong vòng chưa đầy 1 tuần (từ ngày 21-5 đến ngày 25-5), thầy và trò trường Đại học Sao Đỏ đã đưa ra công trình nghiên cứu và chế tạo thành công hệ thống máy phun khử khuẩn tự động xe cơ giới đường bộ.

Chế tạo máy phun khử khuẩn tự động phục vụ phòng chống dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Thiết bị phun khử khuẩn tự động ra đời nhằm thay thế sức người do nhóm nghiên cứu trường Đại học Sao Đỏ sáng chế

"Nhằm góp phần chung tay cùng cả nước nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh Covid-19 một cách hiệu quả, nhóm nghiên cứu của nhà trường đã nảy ra ý tưởng và bắt tay luôn vào việc hoàn thiện sản phẩm. Qua thử nghiệm và trên thực tế có thể thấy hệ thống khử khuẩn tự động hoạt động rất hiệu quả. Đây cũng là thành tựu của nhóm nghiên cứu của trường, hiện chúng tôi vẫn tiến hành nghiên cứu sâu thêm và mong muốn nhân rộng mô hình cho các địa phương đang diễn ra dịch bệnh, giảm thiểu sức người" - Tiến sĩ Đỗ Văn Đỉnh chia sẻ.

"Đây là một trong những công trình nghiên cứu tiêu biểu của nhà trường góp phần nhanh chóng đẩy lùi dịch Covid-19 trong giai đoạn diễn biến phức tạp" - Tiến sĩ Đỉnh nói.

Ngay sau khi hoàn thành, nhà trường đã phối hợp với Sở Y tế tỉnh Hải Dương triển khai lắp đặt 3 hệ thống trên tại 3 chốt kiểm dịch cấp tỉnh (chốt A) gồm: Chốt tại phường Hoàng Tiến (trên quốc lộ 18, tiếp giáp với thị xã Đông Triều, Quảng Ninh); chốt tại đầu cầu Phả Lại (trên quốc lộ 18, tiếp giáp với huyện Quế Võ, Bắc Ninh); và chốt tại nút giao đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (đoạn qua địa phận trạm thu phí Gia Lộc). Tổng kinh phí sau khi hoàn thiện lắp đặt hệ thống khử khuẩn tự động là gần 200 triệu đồng.

Chế tạo máy phun khử khuẩn tự động phục vụ phòng chống dịch Covid-19 - Ảnh 2.

Thiết bị được lắp đặt đơn giản, hoạt động hiệu quả với các phương tiện lưu thông qua

Theo ghi nhận của phóng viên, hệ thống máy phun khử khuẩn tự động được thiết kế gồm 2 thiết bị đặt hai bên làn xe. Trên hai thiết bị có gắn các cảm biến, dụng cụ phun phù hợp với chiều cao của các loại xe ôtô. Mỗi thiết bị có một động cơ bơm áp lực cao dùng để bơm dung dịch khử khuẩn từ bồn chứa nhiên liệu lên các đầu phun. Khi xe cơ giới đi qua, các cảm biến sẽ nhận dạng chiều cao xe để điều khiển bơm, van áp lực. Cùng với đó, các đầu phun sẽ phun ra dung dịch dạng sương mù phù hợp với chiều cao của xe, kể cả xe bồn; xe container...

Đại diện nhóm nghiên cứu Trường Đại học Sao Đỏ cho hay, tính ưu việt là hệ thống máy phun khử khuẩn tự động có thể hoạt động 24/24 giờ, kể cả trong điều kiện thời tiết có nắng hay mưa. Dung dịch tỏa ra đều khắp bề mặt xe cơ giới giúp tiết kiệm nhân lực, dung dịch mà lại nhanh, hiệu quả hơn cách làm thủ công như trước. Hơn thế, các loại xe ôtô khi đi qua không phải dừng lại mà vẫn lăn bánh từ từ với vận tốc 5 km/giờ, không gây ùn tắc giao thông.

Chế tạo máy phun khử khuẩn tự động phục vụ phòng chống dịch Covid-19 - Ảnh 3.

Thiết bị vừa đảm bảo phun khử khuẩn để phòng chống dịch nhưng vừa đảm bảo giao thông, không gây ùn tắc

Chế tạo máy phun khử khuẩn tự động phục vụ phòng chống dịch Covid-19 - Ảnh 4.
Chế tạo máy phun khử khuẩn tự động phục vụ phòng chống dịch Covid-19 - Ảnh 5.

Các đầu phun sẽ phun ra dung dịch dạng sương mù phù hợp với chiều cao của các loại xe

Trước đó, đầu năm 2021, giảng viên Khoa Thực phẩm và Hóa học Trường Đại học Sao Đỏ nghiên cứu và tiếp tục sản xuất trên 6.000 lít nước rửa tay khô (Nano bạc) cung cấp kịp thời cho cán bộ, giảng viên và cung cấp miễn phí cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn TP Chí Linh; Nhóm giảng viên Khoa Điện chế tạo thành công buồng khử khuẩn toàn thân với thiết kế nhỏ, gọn, thuận tiện khi di chuyển, hoạt động theo cơ chế tự động; nghiên cứu chế tạo 10 máy sát khuẩn tay tự động trang bị tại các nhà làm việc, khu kí túc xá, giảng đường và các trung tâm thực hành thực nghiệm.

Đặc biệt, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn TP Chí Linh và tỉnh Hải Dương, để ngăn ngừa, giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh, đảm bảo sức khỏe cho đội ngũ y tế. Với tinh thần chủ động, sáng tạo, thần tốc sau 32 giờ làm việc, nhóm cán bộ, giảng viên nhà trường đã chế tạo thành công robot vận chuyển nhu yếu phẩm, trao tặng cho các bệnh viện dã chiến, các khu cách ly tập trung trên địa bàn tỉnh Hải Dương, góp phần giảm bớt khối lượng công việc cho các nhân viên y tế và những người phục vụ.

Trọng Đức

Tin liên quan

Viết bình luận

Mỹ - Anh tiết lộ “thợ săn” sinh vật ngoài hành tinh mới
4 giờ trước 548 1k
(NLĐO) - Một bộ não nhân tạo với khả năng sàng lọc các dấu hiệu về sinh vật ngoài hành tinh ưu việt hơn con người và mọi thiết bị hỗ trợ ngày nay vừa được tiết lộ bởi Viện SETI, Đại học John Hopkins và Đại học Oxford.
Harvard - Lầu Năm Góc: "Tàu mẹ” ngoài hành tinh ẩn nấp gần chúng ta?
7 giờ trước 548 1k
(NLĐO) - Nhà thiên văn học Harvard nổi tiếng và Giám đốc Văn phòng giải quyết dị thường toàn lãnh thổ (AARO) của Lầu Năm Góc cho rằng Trái Đất có thể đang bị theo dõi bởi người từ "quê hương ngoài hành tinh".
Phòng thí nghiệm hạt nhân lớn nhất thế giới vô tình tạo ra "hạt ma quỷ" cực mạnh
25/3/2023 548 1k
(NLĐO) - Sử dụng máy dò hạt FASER, các nhà nghiên cứu từ Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân châu Âu (CERN) đã phát hiện ra "hạt ma quỷ" neutrino không phải từ vũ trụ, mà từ cỗ máy nổi tiếng của phòng thí nghiệm này.
Cầu lửa tàng hình va chạm, bầu trời Mỹ đổi màu hồng, NASA cũng "bó tay"
25/3/2023 548 1k
(NLĐO) - Một quả cầu lửa vũ trụ mạnh nhất trong 6 năm qua, đã được bắn từ một "họng súng" to hơn Trái Đất tới 20 lần mà không đài quan sát nào kịp nhận biết và cảnh báo, gây đổi màu bầu trời và mất điện vô tuyến sóng ngắn trong vài giờ.
Ngày mai, tiểu hành tinh “có khả năng va chạm Trái Đất năm 2026” xuất hiện

Ngày mai, tiểu hành tinh “có khả năng va chạm Trái Đất năm 2026” xuất hiện

(NLĐO) - Tiểu hành tinh 2023 DZ2 sẽ hiện ra trên bầu trời Trái Đất với khoảng cách gần tới nỗi nếu có một chiếc kính thiên văn đủ tốt, bạn có thể nhìn tận mắt cú áp sát vào ngày 24 và 25-3.