10/03/2020 08:05

Phát hiện "vật liệu sự sống" của trái đất trên một hành tinh khác

(NLĐO)- Curiosity rover, robot thám hiểm Sao Hỏa dạng xe tự hành của NASA đã khám phá ra một dạng chất hữu cơ tương đồng với thứ có trong nấm và vi sinh vật cổ trên trái đất.

Nhóm nghiên cứu đúng đầu bởi tiến sĩ Schulze-Makuch, nhà sinh vật học từ Đại học Bang Washington (Mỹ) và tiến sĩ Jacob Heinz từ Đại học Công nghệ Berlin (Đức) cho biết thứ mà robot săn sự sống của NASA tìm được chính là thiophenes, một loại chất hữu cơ. Ở trái đất, thiophenes được tìm thấy trong nấm cục trắng, hóa thạch vi sinh vật cổ đại, thậm chí trong than và dầu thô.

Phát hiện vật liệu sự sống của trái đất trên một hành tinh khác - Ảnh 1.

Sao Hỏa có nhiều dạng chất hữu cơ kỳ lạ, có loại tương đồng trái đất - ảnh: DAILY EXPRESS

Vì vậy, các nhà khoa học tin rằng sự hiện diện của thiophenes là bằng chứng cho sự sống từng tồn tại trên Sao Hỏa sơ khai. Đáng chú ý, thiophenes chỉ là một trong số nhiều dạng chất hữu cơ kỳ lạ mà chú robot của NASA đã tìm thấy trong trầm tích hành tinh đỏ.

Nghiên cứu vừa công bố trên Astrobiology cho thấy thiophenes đại diện cho một quá trình sinh học rất có thể liên quan tới vi khuẩn. Không loại trừ nguồn gốc phi sinh học của chất hữu cơ này, tức bị một thiên thạch bí ẩn mang tới. Tuy nhiên dựa vào các bằng chứng trước đó về lịch sử Sao Hỏa, giả thuyết thiophenes có nguồn gốc từ sự sống Sao Hỏa vững chắc hơn nhiều.

Cụ thể, các nghiên cứu cho thấy 3 tỉ năm trước, Sao Hỏa ấm và ẩm ướt hơn. Thời tiết này thúc đẩy vi khuẩn tạo ra quá trình khử sulfate, tạo ra thiophenes.

Để mọi sự rõ ràng hơn, nhóm nghiên cứu trông chờ vào một "chiến binh săn sự sống khác của NASA mang tên Rosalind Franklin, dự kiến ra mắt vào tháng 7 năm nay. Khi đến Sao Hỏa, nó sẽ mang theo Máy phân tích phân tử hữu cơ Sao Hỏa (MOMA), cho phép thu thập các phân tử lớn hơn để xem xét các đồng vị carbon và lưu huỳnh, giúp họ "nhìn" rõ hơn sinh vật Sao Hỏa trong quá khứ.

A. Thư (Theo Sci-News, CNN)

Tin liên quan

Viết bình luận

NASA lập cơ quan quản lý nhân sự ngoài Trái Đất
31/3/2023 548 1k
(NLĐO) - NASA tiết lộ họ sẽ sử dụng Mặt Trăng như một căn cứ huấn luyện cho lực lượng đặc biệt có nhiệm vụ "khai phá" các hành tinh khác.
Hệ Mặt Trời đã có một "hành tinh con" có thể sống được?
31/3/2023 548 1k
(NLĐO) - Ít nhất một thế giới sự sống mang cấu trúc gần như hành tinh đã ra đời trong buổi sơ khai của hệ Mặt Trời cho đến khi bị Sao Mộc - từng sáng gấp 10.000 lần hiện tại - tấn công.
Tìm ra "quái vật" phóng tia làm mù hàng loạt đài thiên văn Trái Đất
30/3/2023 548 1k
(NLĐO) - Bí ẩn về tia gamma sáng nhất mọi thời đại khiến hàng loạt đài quan sát từ mặt đất đến tàu vũ trụ bị "mù" tạm thời vào ngày 9-20-2022 đã được vén màn: Một "quái vật" sơ sinh.
"Hành tinh chì" nặng hơn 4.000 Trái Đất khiến giới khoa học hoang mang
30/3/2023 548 1k
(NLĐO) - Xuất hiện cùng hàng loạt đặc điểm kỳ lạ đến khó tin trong tầm mắt "thợ săn ngoại hành tinh" TESS của NASA, thế giới cách chúng ta 730 năm ánh sáng làm đảo lộn nhiều lý thuyết thiên văn.
"Họng súng vũ trụ" gấp 20 lần Trái Đất xuất hiện, 31-3 địa cầu đón "bão'' lớn

"Họng súng vũ trụ" gấp 20 lần Trái Đất xuất hiện, 31-3 địa cầu đón "bão'' lớn

(NLĐO) - Một vết đen Mặt Trời - dạng "họng súng vũ trụ" có thể bắn phá các hành tinh và gây bão địa từ - đang hướng về phía Trái Đất và giải phóng luồng năng lượng tốc độ lên tới 1,8 triệu...