29/03/2022 08:09

Phát hiện Trái Đất có "nhịp tim": cảnh báo rùng mình về thảm họa

(NLĐO)- Hàng loạt thảm họa thiên nhiên đáng sợ và sự kiện tuyệt chủng hàng loạt đã hé lộ "nhịp tim" của Trái Đất - một chu kỳ 27,5 triệu năm hoàn toàn khắc nghiệt.

"Nhiều nhà địa chất tin rằng các sự kiện địa chất là ngẫu nhiên theo thời gian, nhưng nghiên cứu của chúng tôi cung cấp bằng chứng thống kê cho một chu kỳ chung: những sự kiện địa chất này có mối tương quan và không phải ngẫu nhiên" - nhà địa chất học Michael Rampino từ Đại học New York (Mỹ), tác giả chính của nghiên cứu, cho biết trên Science Alert.

Tiến sĩ Rampino và các cộng sự đã tiến hành phân tích độ tuổi và cách thức xảy ra của 89 sự kiện địa chất được biết rõ từ 260 triệu năm qua.

Phát hiện Trái Đất có nhịp tim: cảnh báo rùng mình về thảm họa - Ảnh 1.

Biểu đồ thảm họa của Trái Đất trong 260 triệu năm qua - Ảnh: Geoscience Frontiers

Đó là hàng loạt hoạt động núi lửa, phun trào bazan ngập lục địa, sự kiện đại dương thiếu khí, tái cấu trúc mảng, mực nước biển dâng, liên quan mật thiết đến các sự kiện tuyệt chủng hàng loạt - những "ngày tận thế" của nhiều loài, theo đủ kiểu mà trí tưởng tượng và phim ảnh con người có thể diễn tả.

Một cách bí ẩn và đáng sợ, họ đã tập hợp 89 thảm họa trên thành 8 cụm sự kiện chính "làm thay đổi thể giới", tạo thành một biểu đồ đều đặn như nhịp tim với các "xung thảm họa".

Từ khoảng 1 thế kỷ trước, đã có những nghiên cứu rải rác cho thấy dường như Trái Đất cứ gặp thảm họa lớn sau mỗi 30 triệu năm, hoặc 26,2 triệu năm, hoặc 30,6 triệu năm.

Nhưng với các tính toán mới nhất, các tác giả khẳng định con số chính xác là 27,5 triệu năm cho mỗi "nhịp đập thảm họa" của trái tim hành tinh. Đó cũng là khoảng thời gian luôn trùng khớp ma quái với các sự kiện tuyệt chủng hàng loạt.

Nhóm nghiên cứu đưa ra một số nguyên nhân có thể dẫn đến "nhịp tim" đầy thảm họa của Trái Đất: do chu kỳ tấn công của sao chổi, do "hành tinh X" nào đó tác động.

Tuy nhiên trong bài công bố mới nhất trên Geoscience Frontiers, họ cho rằng các xung tuần hoàn của kiến tạo và biến đổi khí hậu này có thể là kết quả của các quá trình địa vật lý liên quan đến động lực của kiến tạo mảng và những biến đổi mang tính chu kỳ của lớp phủ.

Cũng có thể chính lớp phủ và lõi Trái Đất - những thứ tạo động lực cho kiến tạo mảng - cũng hoạt động theo chu kỳ vì bị tác động bởi sự chuyển động của Trái Đất trong hệ Mặt Trời và thiên hà.

Anh Thư

Tin liên quan

Viết bình luận

"Robot kỷ Phấn Trắng” hiện hình trong hổ phách sau 86 triệu năm
22/3/2023 548 1k
(NLĐO) - Một sinh vật cổ đại, nhiều màu sắc, ánh kim như robot đã khiến các nhà khoa học ngạc nhiên khi "hiện về" nguyên vẹn trong một khối hổ phách kỷ Phấn Trắng cực hiếm ở Hungary.
Sốc: “Bản thiết kế” sinh vật Trái Đất xuất hiện ở thế giới ngoài hành tinh
22/3/2023 548 1k
(NLĐO) - Các nhà khoa học đã tiến gần hơn bao giờ hết đến những mầm sống sơ khai được các vật thể ngoài hành tinh mang đến Trái Đất, bằng việc phát hiện ra uracil - "khối xây dựng RNA".
Thêm 2 "thế giới sự sống" xuất hiện ngay trong hệ Mặt Trời?
21/3/2023 548 1k
(NLĐO) - Ở quanh hành tinh xa xôi tới nỗi chúng ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường, hai "thế giới sự sống" đã vô tình... phun thẳng vào tàu NASA thứ có thể gợi ý về một đại dương giống Trái Đất.
Trái Đất vừa rơi vào "vùng nguy hiểm" chưa từng có trong 2 triệu năm
21/3/2023 548 1k
(NLĐO) - Một báo cáo sốc vừa được công bố bởi hội đồng tư vấn đặc biệt của Liên Hiệp Quốc, trong đó cảnh báo một loạt thảm họa đang đe dọa Trái Đất, bao gồm "đại hồng thủy" trăm năm có một sẽ trở lại mỗi năm.
NASA tiết lộ robot “Chuồn Chuồn” chuẩn bị đi săn sinh vật ngoài Trái Đất

NASA tiết lộ robot “Chuồn Chuồn” chuẩn bị đi săn sinh vật ngoài Trái Đất

(NLĐO) - Một chiếc trực thăng robot mang tên Dragonfly sẽ trở thành bạn đồng hành của mặt trăng Sao Thổ Titan, nơi NASA từng ví như một Trái Đất thứ hai.