18/09/2021 08:07

Ngăn chặn "súp độc" gây ra cuộc đại tuyệt chủng như 252 triệu năm trước

(NLĐO) - Sự kiện tuyệt chủng hàng loạt vào cuối kỷ Permi khoảng 252 triệu năm trước có thể lặp lại do "súp độc" nhưng con người hiện đại đủ sức ngăn cản nó

Trang tin khoa học Phys.org (Anh) ngày 17-9 cảnh báo cuộc đại tuyệt chủng suýt xoá sổ Trái đất cuối kỷ Permi có thể lặp lại. Cuộc đại tuyệt chủng cuối kỷ Permi có liên quan tới lượng khí thải nhà kính khổng lồ, nhiệt độ Trái đất tăng cao khiến hầu hết loài động vật trên đất liền và dưới đại dương biến mất.

Một nghiên cứu do các giáo sư Tracy Frank và Chris Fielding dẫn đầu đã xác định được một trong những nguyên nhân gây ra cuộc đại tuyệt chủng nói trên: sự bùng nổ các loài vi khuẩn độc hại biến không khí và nguồn nước thành một món "súp độc", giết chết các loài động vật.

Súp độc gây ra cuộc đại tuyệt chủng sẽ xoá sổ Trái đất? - Ảnh 1.

Sự kiện tảo nở hoa giết chết nhiều loài động vật thuỷ sinh. Ảnh: Phys.org

Trong một hệ sinh thái lành mạnh, tảo và vi khuẩn lam thải ra oxy cung cấp cho động vật thuỷ sinh. Nhưng khi số lượng tảo và vi khuẩn lam vượt tầm kiểm soát, chúng sẽ làm giảm lượng oxy trong nước, thậm chí giải phóng độc tố.

Bằng cách nghiên cứu hóa thạch, trầm tích và nguồn gốc hóa học của đá gần TP Sydney - Úc, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng sự kiện tảo nở hoa đã xảy ra trong cuộc đại tuyệt chủng cuối kỷ Permi.

"Súp độc" càng phát triển mạnh nếu được 3 yếu tố hỗ trợ, bao gồm lượng khí thải nhà kính, nhiệt độ cao và chất dinh dưỡng dồi dào. Các vụ phun trào núi lửa góp phần thúc đẩy hai yếu tố đầu tiên, trong khi nạn phá rừng thúc đẩy yếu tố thứ ba. Khi cây cối bị quét sạch, các loại đất trôi xuống sông, hồ, cung cấp tất cả chất dinh dưỡng cần thiết để vi khuẩn phát triển.

Theo GS Frank, hiện nay, chúng ta cũng đang chứng kiến nhiều loại tảo độc hại trong sông, hồ liên quan đến nhiệt độ gia tăng và những thay đổi trong quần thể thực vật đóng góp dinh dưỡng cho môi trường nước ngọt.

Biến đổi khí hậu kết hợp với ô nhiễm nguồn nước, chủ yếu là từ nông nghiệp và nạn phá rừng, làm cho tảo độc phát triển mạnh. Các nhà nghiên cứu cho biết thêm sự gia tăng nhiệt độ ở cuối kỷ Permi trùng với sự gia tăng các đám cháy rừng. Và bây giờ, các đám cháy rừng nghiêm trọng như ở bang California - Mỹ ngày càng phổ biến. Đây là những triệu chứng rõ ràng của một hệ sinh thái không cân bằng.

Tuy nhiên, không giống như các cuộc đại tuyệt chủng trong quá khứ, con người ngày nay có thể ngăn chặn tảo độc bằng cách giữ cho nguồn nước sạch sẽ và kiểm soát lượng khí thải nhà kính, ngăn chặn một cuộc đại tuyệt chủng tương tự.



Phạm Nghĩa

Tin liên quan

Viết bình luận

Phòng thí nghiệm hạt nhân lớn nhất thế giới vô tình tạo ra "hạt ma quỷ" cực mạnh
12 giờ trước 548 1k
(NLĐO) - Sử dụng máy dò hạt FASER, các nhà nghiên cứu từ Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân châu Âu (CERN) đã phát hiện ra "hạt ma quỷ" neutrino không phải từ vũ trụ, mà từ cỗ máy nổi tiếng của phòng thí nghiệm này.
Cầu lửa tàng hình va chạm, bầu trời Mỹ đổi màu hồng, NASA cũng "bó tay"
16 giờ trước 548 1k
(NLĐO) - Một quả cầu lửa vũ trụ mạnh nhất trong 6 năm qua, đã được bắn từ một "họng súng" to hơn Trái Đất tới 20 lần mà không đài quan sát nào kịp nhận biết và cảnh báo, gây đổi màu bầu trời và mất điện vô tuyến sóng ngắn trong vài giờ.
Phát hiện mới về vật thể nghi là "tàu do thám của người ngoài hành tinh"
24/3/2023 548 1k
(NLĐO) - Hành vi bất thường của Oumuamua - vật thể liên sao từng được nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi một nhà khoa học Harvard cho là tàu do thám do một nền văn minh ngoài hành tinh gửi tới - có thể đã được lý giải.
NASA điều tra "dấu hiệu Trái Đất sắp đảo ngược" ở Đại Tây Dương
24/3/2023 548 1k
(NLĐO) - Dị thường Nam Đại Tây Dương (SAA) là một "vết lõm" bí ẩn có thể làm hại vệ tinh và tàu vũ trụ, khiến các nhà khoa học tranh cãi quanh giả thuyết về sự đảo ngược cực từ của Trái Đất.
"Robot kỷ Phấn Trắng” hiện hình trong hổ phách sau 86 triệu năm

"Robot kỷ Phấn Trắng” hiện hình trong hổ phách sau 86 triệu năm

(NLĐO) - Một sinh vật cổ đại, nhiều màu sắc, ánh kim như robot đã khiến các nhà khoa học ngạc nhiên khi "hiện về" nguyên vẹn trong một khối hổ phách kỷ Phấn Trắng cực hiếm ở Hungary.