xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hãi hùng sinh vật 101 triệu tuổi trong "tuyết biển" sống dậy, đòi ăn

Anh Thư (Theo Sci-News, Daily Mail)

(NLĐO)- Những sinh vật bé nhỏ từ thời khủng long được đem về phòng thí nghiệm trong lớp trầm tích đồng bằng vực thẳm South Pacific Gyre vẫn còn sống đến 99,1%!

Nhóm khoa học gia từ Cơ quan Khoa học và Công nghệ Biển – Đất Nhật Bản đã khai thác được lớp trầm tích quý giá, có niên đại từ 4,3 triệu đến 101,5 triệu năm, tức nhiều phần trầm tích có từ kỷ Phấn Trắng – thời hoàng kim của loài khủng long. Địa điểm khai thác là khu vực đồng bằng vực thẳm South Pacific Gyre - một phần của hệ thống dòng chảy xoay quanh Trái Đất, bao quanh bởi xích đạo ở phía Bắc, Úc ở phía Tây, Dòng chảy Vòng tròn Nam Cực ở phía Nam và Nam Mỹ ở phía Đông.

Trầm tích gồm "tuyết biển", tức các mảnh vụn hữu cơ có nguồn gốc từ mặt biển, bụi và các hạt được dòng gió và dòng đại dương mang theo… lắng đọng mà thành. Các dạng sống nhỏ như vì khuẩn cũng bị mắc kẹt trong lớp trầm tích này.

Hãi hùng sinh vật 101 triệu tuổi trong tuyết biển sống dậy, đòi ăn - Ảnh 1.

Các vi khuẩn cổ đại được tìm thấy trong trầm tích - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp

Các nhà nghiên cứu đã xem xét những vi khuẩn bé nhỏ với hy vọng hồi sinh chúng. Họ đã thành công ngoài mong đợi khi phát hiện chúng còn sống đến… 99,1% sau 101,5 triệu năm bị mắc kẹt.

Cách sinh vật này thuộc về rất nhiều nhóm vi khuẩn: Actinobacteria, Bacteroidetes, Firmicutes, Alphaproteobacteria, Betaproteobacteria, Gammaproteobacteria, Deltaproteobacteria, Chloroflexi, Archaea…

Chúng là những vi sinh vật hiếu khí, và có thể đã lựa chọn đáy đại dưng làm nơi trú ẩn bởi chính chất hữu cơ lắng động nơi đây đã giúp chúng duy trì sự sống ở mức tối thiểu.Ngoài ra, sự tích tụ chậm của trầm tích (không quá 1-2 m mỗi triệu năm) giúp oxy xâm nhập sâu vào lớp vật chất này, duy trì nguồn sống cho vi khuẩn.

Các sinh vật "bất tử" này được tìm thấy ở nhiều khu vực, từ đáy biển đến tầng hầm đá sâu thuộc đồng bằng vực thẳm Nam Thái Bình Dương.

Những vi khuẩn sống sót ở trong trạng thái "sẵn sàng để ăn", tiến sĩ Yuki Morono, trưởng nhóm nghiên cứu, tiết lộ.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Nature.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo