26/12/2019 14:14

Ngắm nhật thực cuối cùng của thập kỉ bằng kính thiên văn

(NLĐO) – Dùng kính thiên văn, ống nhòm chuyên dụng,…thậm chí chậu đựng mực để xem mặt trời gián tiếp là cách mà giới trẻ Đà Nẵng sử dụng để chiêm ngưỡng khoảnh khắc mặt trăng "ăn" mặt trời.

Sáng ngày 26-12, hơn 200 người yêu thích Thiên văn tại Đà Nẵng đã có cơ hội chiêm ngưỡng khoảnh khắc Nhật thực cuối cùng của thập kỉ.

Clip: 200 bạn trẻ Đà Nẵng chiêm ngưỡng sự kiện thú vị của Thiên văn học

Trước sự kiện Thiên văn đặc biệt, CLB Thiên văn học Đà Nẵng đã tổ chức buổi quan sát Nhật thực, với 30 kính chuyên dụng, 4 kính Thiên văn. Mọi người sẽ được quan sát toàn bộ quá trình qua 3 phương pháp xem gián tiếp.

Ngắm nhật thực cuối cùng của thập kỉ bằng kính thiên văn - Ảnh 2.

Ống nhòm thiên văn bán tự động có màn lọc tia cực tím để bảo vệ mắt

Theo lịch trình, Nhật thực bắt đầu vào khoảng 10 giờ 44 phút. Đến 12 giờ 32, Nhật thực đến đỉnh điểm với độ che phủ quan sát được khoảng 40% tùy khu vực.

Bạn Ngô Quang Trường, Thành viên CLB Thiên văn học Đà Nẵng cho hay nhật thực hình khuyên là một dạng của nhật thực toàn phần khi Mặt Trăng sẽ nằm trên một đường thẳng với Mặt trời và Trái đất, nhưng do Mặt trăng nằm gần Trái đất hơn so với bình thường nên có kích thước nhỏ hơn Mặt Trời trên bầu trời.

"Qua sự kiện hôm nay, mọi người sẽ biết thêm nhiều kiến thức về thiên văn học. CLB cũng mong muốn được chia sẻ niềm yêu thích về thiên văn với đông đảo bạn trẻ tại Đà Nẵng", bạn Trường chia sẻ.

Một số hình ảnh xem nhật thực:

Ngắm nhật thực cuối cùng của thập kỉ bằng kính thiên văn - Ảnh 3.

Thời tiết nắng nóng không ngăn được sự háo hức của các bạn trẻ

Ngắm nhật thực cuối cùng của thập kỉ bằng kính thiên văn - Ảnh 4.

Mặt Trăng sẽ đi vào giữa Trái Đất và Mặt Trời, tạo ra nhật thực hình khuyên (ảnh thu được qua ống nhòm thiên văn cơ học)

Ngắm nhật thực cuối cùng của thập kỉ bằng kính thiên văn - Ảnh 5.

Một bạn trẻ quan sát hình ảnh phản chiếu của Mặt trời qua một chậu đựng mực

Ngắm nhật thực cuối cùng của thập kỉ bằng kính thiên văn - Ảnh 6.

Sau gần 4 năm, hiện tượng nhật thực một phần mới diễn ra. Thời gian nhật thực sẽ bắt đầu từ 10 giờ 34 kéo dài đến 14 giờ, thời gian cực đại vào khoảng 12 giờ 12 đến 12 giờ 41 tuỳ khu vực.

Ngắm nhật thực cuối cùng của thập kỉ bằng kính thiên văn - Ảnh 7.

Người quan sát Nhật thực cần phải có kính chuyên dụng để tránh tổn thương giác mạc

Ngắm nhật thực cuối cùng của thập kỉ bằng kính thiên văn - Ảnh 8.

Hình ảnh Mặt trời ghi được qua kính chuyên dụng vào khoảng 11 giờ 30 tại Đà Nẵng

Ngắm nhật thực cuối cùng của thập kỉ bằng kính thiên văn - Ảnh 9.

Hình ảnh Mặt trời ghi được qua kính chuyên dụng vào khoảng 11 giờ 30 tại Đà Nẵng


Q. Luật

Tin liên quan

Viết bình luận

Phát hiện mới về vật thể nghi là "tàu do thám của người ngoài hành tinh"
24/3/2023 548 1k
(NLĐO) - Hành vi bất thường của Oumuamua - vật thể liên sao từng được nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi một nhà khoa học Harvard cho là tàu do thám do một nền văn minh ngoài hành tinh gửi tới - có thể đã được lý giải.
NASA điều tra "dấu hiệu Trái Đất sắp đảo ngược" ở Đại Tây Dương
24/3/2023 548 1k
(NLĐO) - Dị thường Nam Đại Tây Dương (SAA) là một "vết lõm" bí ẩn có thể làm hại vệ tinh và tàu vũ trụ, khiến các nhà khoa học tranh cãi quanh giả thuyết về sự đảo ngược cực từ của Trái Đất.
Ngày mai, tiểu hành tinh “có khả năng va chạm Trái Đất năm 2026” xuất hiện
23/3/2023 548 1k
(NLĐO) - Tiểu hành tinh 2023 DZ2 sẽ hiện ra trên bầu trời Trái Đất với khoảng cách gần tới nỗi nếu có một chiếc kính thiên văn đủ tốt, bạn có thể nhìn tận mắt cú áp sát vào ngày 24 và 25-3.
Lần đầu giải mã ADN, lật ngược "bí mật sốc" cái chết của Beethoven
23/3/2023 548 1k
(NLĐO) - Phân tích ADN mới đã tìm thấy bằng chứng về căn bệnh vẫn còn ám ảnh nhân loại đến ngày nay, giải oan cho bác sĩ riêng của nhà soạn nhạc vĩ đại Ludwig van Beethoven.
Thêm 2 "thế giới sự sống" xuất hiện ngay trong hệ Mặt Trời?

Thêm 2 "thế giới sự sống" xuất hiện ngay trong hệ Mặt Trời?

(NLĐO) - Ở quanh hành tinh xa xôi tới nỗi chúng ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường, hai "thế giới sự sống" đã vô tình... phun thẳng vào tàu NASA thứ có thể gợi ý về một đại dương giống Trái...