14/05/2019 08:59

Bí ẩn loài chim xuất hiện sau 136.000 năm tuyệt chủng

(NLĐO)- Một sinh vật độc đáo đã hoàn toàn lấy lại thân xác cổ xưa và một lần nữa xâm chiếm đảo san hô ở Ấn Độ sau 136.000 năm tuyệt chủng trong cơn đại hồng thủy.

Nghiên cứu của Đại học Portsmouth và Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở London (Anh) đã tiết lộ những chi tiết thú vị về gà nước họng trắng Madagasca không biết bay, một loài chim có hình dáng mập mạp đã hồi sinh từ cõi chết trên đảo san hô Aldabra ở Ấn Độ.

Bí ẩn loài chim xuất hiện sau 136.000 năm tuyệt chủng - Ảnh 1.

Gà nước họng trắng Madagasca - ảnh: Seychelles Islands Foundation

Điều đáng ngạc nhiên là hồ sơ hóa thạch của sinh vật này được tìm thấy tại Aldabra cho thấy toàn bộ loài đã bị tuyệt chủng 136.000 năm trước trong một cơn đại hồng thủy xảy ra trước kỷ băng hà cuối cùng với hình dáng tương tự ngày nay.

Tổ tiên gà nước họng trắng Madagasca từ quê hương Madagasca đã di cư số lượng lớn. Một số hạ cánh ở châu Phi, bị các động vật ăn thịt xóa sổ, một số chết đuối trên đường bay qua Ấn Độ Dương, một số ít may mắn đã tìm được nơi định cư trên một số đảo như Aldabra.

Bí ẩn loài chim xuất hiện sau 136.000 năm tuyệt chủng - Ảnh 2.

Đảo san hô Aldabra - ảnh: Simisa

Vì trên đảo san hô này vắng bóng các động vật ăn thịt, loài chim này mất dần khả năng bay do không phải đối mặt với các cuộc đào thoát thường xuyên nữa. Loài chim từng vượt đại dương tiến hóa thành con chim mập mạp không thể bay y hệt loài vật mà chúng ta gọi là gà nước họng trắng Madagasca hiện đại.

Để lý giải vì sao loài chim này bỗng xuất hiện trở lại một cách khó hiểu, các nhà khoa học đã phân tích nhiều bằng chứng khảo cổ khác sau thảm họa 136.000 năm trước. Dưới sự nóng lên toàn cầu, những con sóng "quái vật" đã trỗi dậy từ đại dương, quét sạch mọi động thực vật trên Aldabra.

Bí ẩn loài chim xuất hiện sau 136.000 năm tuyệt chủng - Ảnh 3.

Anh: Seychelles Islands Foundation

Nhưng vài ngàn năm sau thảm họa, đảo san hô Aldabra đã trỗi dậy lần nữa từ lòng biển. Nhiều sinh vật lại tìm đến và định cư ở đó, trong đó có một người bà con từng chung dòng máu với tổ tiên gà nước từng tuyệt chủng. Người bà con này khi đó còn biết bay và đã vô tình vượt đại dương theo cùng một lộ trình.

Sự tiến hóa đã có một trò đùa với những người bà con đến sau khiến loài này cũng mất khả năng bay như các vị tổ tiên đã chết và dần có vẻ ngoài y hệt. Đó chính là lý do gà nước họng trắng Madagasca chúng ta thấy ngày nay hoàn toàn là sinh vật hiện đại nhưng y như "hồn ma" của loài chim cổ đại hiện về.

Tin liên quan

Viết bình luận

Tàu vũ trụ Nhật “bắn tỉa Mặt Trăng” sắp chạm mục tiêu
17 phút trước 548
(NLĐO) - Nếu thành công, Nhật sẽ trở thành quốc gia thứ 5 sau Nga, Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ có tàu vũ trụ hạ cánh thành công trên Mặt Trăng.
Sốc: Tiểu hành tinh Chicxulub không hề tiêu diệt khủng long
2/10/2023 548
(NLĐO) - Các nhà khoa học Mỹ vừa tìm ra bằng chứng mới cho thấy "tiểu hành tinh giết khủng long" Chicxulub có thể đã bị đổ tội oan. "Hung thủ" là một thứ đáng sợ khác thuộc về Trái Đất.
Phát hiện "con mắt vũ trụ" khổng lồ đang nhìn thẳng về Trái Đất
2/10/2023 548
(NLĐO) - Kính viễn vọng vô tuyến ASKAP đặt ở Tây Úc đã ghi lại hình ảnh ngoạn mục về một cấu trúc hình con mắt ma quái trải rộng tới 60.000 năm ánh sáng.
Ngắm nhìn cầu vồng đôi rực rỡ hiếm có
1/10/2023 548
(NLĐO) - Lần đầu nhìn thấy cầu vồng đôi, chị Kim Lý nhanh tay chụp lại khoảnh khắc ấn tượng này.
Sứ mệnh quan trọng của vi sinh vật trong cơ thể chết

Sứ mệnh quan trọng của vi sinh vật trong cơ thể chết

Vi sinh vật trong cơ thể người chết vẫn tồn tại và đóng vai trò quan trọng trong tiến trình tái chế chất dinh dưỡng còn sót lại trong cơ thể đã chết để nuôi dưỡng sự sống mới.