xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bảo vệ sông Mekong và sức khỏe con người

HOÀNG NGỌC thực hiện

Năm 2012, sẽ có bản đồ chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, bản đồ ngập nước và bản đồ cỏ dại ngoại lai tại khu vực sông Mekong

Từ ngày 13 đến 16-12, Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TPHCM và Hội Sếu quốc tế (ICF) phối hợp với Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM tổ chức hội thảo khởi động đề tài nghiên cứu về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POPs) trên toàn bộ lưu vực sông Mekong. Một trong các nội dung đề tài sẽ thực hiện là lập bản đồ các khu vực có POPs và đề ra phương án xử lý.

img
Ô nhiễm nghiêm trọng ở kênh Ba Bò - Bình Dương. Ảnh: NHƯ PHÚ
 
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, TS Trần Triết, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đất ngập nước – Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM, một trong những thành viên tham gia tổ chức hội thảo này, khẳng định tính cấp bách của việc bảo vệ môi trường sông Mekong và sức khỏe con người.
 
* Phóng viên: Tại sao lại phải nghiên cứu về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy ở lưu vực sông Mekong và ở VN, thưa ông?
 

img

- TS Trần Triết:
Tại lưu vực sông Mekong nói chung và ở nước ta nói riêng hiện còn một khối lượng khá lớn POPs tích tụ tập trung hoặc phân tán trong môi trường đất. POPs từ thuốc trừ sâu, đặc biệt ở các hóa chất độc hại từ thời kỳ chiến tranh còn lưu lại đang gây tác hại rất lớn làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người và gây ô nhiễm môi trường sống. POPs ngấm vào các hệ thống nước mặt và có thể tích tụ ở sông, hồ và đầm lầy.
 
Lưu vực sông Mekong là một trong những khu vực quan trọng nhất thế giới trong việc hỗ trợ cuộc sống con người thông qua nông nghiệp, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản nhưng hiện có rất ít nghiên cứu về POPs ở sông Mekong. Đến nay, vẫn chưa có một nghiên cứu, thống kê cụ thể nào về POPs và chưa có giải pháp triệt để nào cho vấn đề này.
 
* TS có thể nói rõ hơn về tác hại của các chất này đến sức khỏe con người?
  
- POPs là các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, gồm một số chất phổ biến nhất như aldrrin, chlodane, dieldrin, dioxins (PCDDs), furans... Các chất này không hòa tan trong nước, dễ dàng bị hấp thu trong các mô mỡ và nồng độ có thể tăng lên rất nhiều lần so với liều lượng ban đầu. Cá, các loài chim ăn thịt, động vật có vú và con người là những đối tượng hấp thu các hóa chất này với nồng độ nhiều nhất. Vào cơ thể, các chất này có tác động nguy hại đến sức khỏe và có thể là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về tim, ung thư, rối loạn trao đổi chất, phá vỡ  hệ nội tiết, làm biến đổi hệ thống hoóc-môn, phá hoại hệ miễn dịch cũng như sức khỏe sinh sản của con người, phá hoại đa dạng sinh học và hệ sinh thái.
 
* Với công trình nghiên cứu này, TS cho biết một số nội dung cụ thể cũng như mục đích và tính khả thi, nhất là đem đến sự cải thiện cho môi trường và cuộc sống cư dân lưu vực Mekong?
 
- Nghiên cứu này có mục đích tạo ra vạch ranh giới của POPs cho toàn bộ lưu vực sông Mekong thông qua việc lấy mẫu bùn tại các đầm lầy trong toàn bộ lưu vực.
 
Quá trình nghiên cứu được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, sẽ xác định những điểm nào bị ô nhiễm POPs. Các nhà khoa học Mỹ và 18 trường ĐH của các nước trong lưu vực sẽ tham gia lấy mẫu trầm tích ở các sông, hồ, đầm lầy để phân tích thành phần các chất hữu cơ khó phân hủy do việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nước thải công nghiệp... đem về phân tích tại các phòng thí nghiệm. Để chắc chắn POPs đã tồn tại từ lâu và có kết quả chính xác, khi lấy mẫu, chúng tôi không lấy ở ngay trên bề mặt mà lấy ở phía dưới, cách mặt đất ít nhất từ 5 cm. Giai đoạn 2, chúng tôi sẽ nghiên cứu sâu hơn xem mức độ ô nhiễm như thế nào, ảnh hưởng của POPs đến các sinh vật tại nơi bị ô nhiễm ra sao. Sau đó, chúng tôi sẽ nghiên cứu tìm ra hướng khắc phục, làm giảm mức độ ảnh hưởng của POPs đến sức khỏe con người và môi trường.

Thử nghiệm từ Vườn Quốc gia Tràm Chim

 
Theo TS Trần Triết: Nhóm thực hiện dự án đã tổ chức tập huấn cho hàng chục nhà khoa học của các nước thuộc lưu vực sông Mekong về cách lấy mẫu và phương pháp nghiên cứu. Địa điểm thử nghiệm đầu tiên là Vườn Quốc gia Tràm Chim ở tỉnh Đồng Tháp.
 
Theo dự kiến, đến năm 2012, một bản đồ chỉ rõ sự phân bố của POPs sẽ được thiết lập hoàn chỉnh. Song song đó, chúng tôi cũng lập bản đồ về các vùng ngập nước thông qua việc sử dụng ảnh vệ tinh kết hợp thực tế nhằm theo dõi sự biến đổi của các vùng ngập nước, biến đổi khí hậu để có những quy hoạch dài hạn cho sản xuất và cho cuộc sống người dân. Một sản phẩm nữa cũng được thực hiện là bản đồ phân bố các loài cỏ dại ngoại lai ở khu vực này.
 
Dự án này là một phần trong “Sáng kiến hạ nguồn sông Mekong của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton, trong đó Hoa Kỳ sẽ hợp tác cùng Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam để đương đầu với các thách thức về giáo dục, môi trường và y tế xuyên quốc gia. Toàn bộ kinh phí nghiên cứu này được tài trợ bởi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và một số cơ quan khác với tổng số tiền khoảng 300.000 USD.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo