xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Chìa khóa" cho liên kết vùng

Minh Chiến

Thu hút vốn đầu tư cho hạ tầng và liên kết doanh nghiệp được đánh giá là chìa khóa để tăng hiệu quả liên kết vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) Bắc Bộ gồm 7 tỉnh, thành: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc và Bắc Ninh, có quy mô kinh tế đứng thứ 2 cả nước. Tuy nhiên, việc thiếu liên kết trong việc phát triển vùng đang khiến sản xuất nông nghiệp còn manh mún, liên doanh trong sản xuất, kinh doanh còn bất cập.

Kêu gọi tư nhân đầu tư hạ tầng

Ngày 17-1, dự hội nghị tổng kết công tác năm 2019 của Ban Kinh tế Trung ương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhắc đến điểm yếu trong liên kết vùng ở tất cả khu vực trên cả nước. Đặc biệt, Thủ tướng nhấn mạnh đến vùng KTTĐ Bắc Bộ, nơi có Hà Nội, liên kết vẫn chưa thành công, thiếu chỉ đạo toàn diện và cơ chế điều phối vùng.

Chìa khóa cho liên kết vùng - Ảnh 1.

Cao tốc Hạ Long - Hải Phòng có sự tham gia của tư nhân, góp phần thúc đẩy liên kết vùng Ảnh: Trọng Đức

Với các giải pháp của Chính phủ, các bộ, ngành để phát triển kinh tế - xã hội vùng KTTĐ Bắc Bộ thời gian qua, kinh tế và hạ tầng của các địa phương đã cải thiện nhưng vẫn mang tính riêng lẻ và thiếu liên kết để mang lại hiệu quả cho cả vùng. Khó khăn lớn nhất với các địa phương hiện nay để phát triển hạ tầng là nguồn vốn, trong bối cảnh ngân sách nhà nước còn hạn chế.

Hạ tầng giao thông cũng là vấn đề mà lãnh đạo các địa phương thuộc Vùng KTTĐ Bắc Bộ nhiều lần kiến nghị Chính phủ hỗ trợ thêm ngân sách cho đầu tư xây dựng. Theo đó, ông Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng, cho biết năm 2019, TP Hải Phòng vượt thu gần 23.000 tỉ đồng nên kiến nghị Chính phủ xem xét cơ chế đặc thù cho TP được giữ lại một phần vượt thu để tái đầu tư cho hạ tầng, tăng cường kết nối trong vùng, liên vùng.

Chuyên gia kinh tế - TS Lê Đăng Doanh cho rằng hạ tầng giao thông không chỉ là những tuyến đường cao tốc kết nối giữa các tỉnh, mà cùng với đó, các địa phương trong vùng KTTĐ Bắc Bộ cũng cần chú trọng về phát triển hạ tầng kết nối khu công nghiệp, khu kinh tế, cảng biển phục vụ phát triển logistics, thông quan hàng hóa và xuất nhập khẩu. "Các tuyến đường kết nối từ đường cao tốc vào khu công nghiệp, từ nhà máy đến bến cảng phải thông suốt, thuận tiện thì mới thúc đẩy phát triển được"- TS Lê Đăng Doanh nhấn mạnh.

Đối với vấn đề nguồn vốn, ông cho rằng địa phương trong vùng cần chủ động, mạnh dạn có cơ chế thu hút tư nhân đầu tư, tránh trông chờ vào nguồn ngân sách, làm mất cơ hội.

Để đầu tư phát triển hạ tầng giao thông trong bối cảnh nguồn lực nhà nước còn hạn chế, theo tìm hiểu của phóng viên, tỉnh Quảng Ninh, một địa phương trong tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh đã mạnh dạn thu hút các nguồn lực của xã hội vào các dự án giao thông, cụm công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật. Từ năm 2016 đến nay, tỉnh đã huy động được trên 36.000 tỉ đồng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, trong đó nguồn vốn xã hội hóa chiếm 75% tổng vốn đầu tư.

Về vấn đề đầu tư cho hạ tầng, trong Chỉ thị phát triển vùng KTTĐ Bắc Bộ, Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với các địa phương kêu gọi các nhà đầu tư quan tâm đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP, tranh thủ nguồn vốn ODA và các nguồn vốn hợp pháp khác để phát triển kết cấu hạ tầng.

Liên kết doanh nghiệp

Bên cạnh đầu tư về hạ tầng giao thông, hoàn thiện các cơ chế điều phối hoạt động vùng, thì liên kết các doanh nghiệp (DN), tạo điều kiện thuận lợi cho DN cũng là chìa khóa quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế vùng. Thực tế cho thấy, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) không đồng đều giữa các địa phương trong vùng KTTĐ Bắc Bộ, phản ánh chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh cho DN cũng khác nhau. Theo đó, bảng xếp hạng PCI năm 2018 (mới nhất - PV) ghi nhận tỉnh Quảng Ninh đứng ở vị trí số 1, trong khi Hải Dương và Hưng Yên lại xếp ở vị trí lần lượt là 55 và 58 trong tổng số 63 tỉnh, TP.

PGS-TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính), chỉ ra tình trạng cạnh tranh ngầm giữa các địa phương trong việc thu hút đầu tư. Các địa phương cạnh tranh với nhau bằng cách ban hành một số cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút vốn đầu tư cả trong nước lẫn nước ngoài (FDI). Điều này dẫn đến tình trạng các nhà đầu tư lựa chọn những địa phương có chính sách ưu đãi tốt hơn để đầu tư, do đó sẽ không đồng đều giữa các tỉnh.

Để khắc phục hạn chế trong việc liên kết DN, hỗ trợ DN trong vùng KTTĐ Bắc Bộ, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho rằng ngoài vấn đề hạ tầng thì các địa phương cần có chính sách, cơ chế thông thoáng nhưng bảo đảm ổn định, tạo nền móng vững chắc cho việc thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển DN của vùng, tăng tính liên kết. "Kết nối giữa các DN trong cộng đồng kinh tế vùng sẽ giúp vùng tìm được hướng đi, gia tăng sức ảnh hưởng, mở rộng mối quan hệ tinh kế và nâng cao hiệu quả" - ông Lộc nói. 

Phát huy thế mạnh, hạn chế điểm yếu

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng cần liên kết trong phát triển vùng kinh tế để phát huy thế mạnh, khắc phục hạn chế của từng địa phương. Qua đó bổ sung, tương tác và hỗ trợ lẫn nhau tận dụng được nguồn lực lớn nhất cho toàn vùng. Dưới góc độ địa phương, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đề xuất cần có cơ chế, chính sách đặc thù phân cấp, trao quyền chủ động cho địa phương về quản lý nguồn vốn, quản lý đầu tư và thu hút vốn FDI.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo