xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Tự chủ danh nghĩa"

Dương Quang

Việc Bệnh viện (BV) Bạch Mai kiến nghị Bộ Y tế cho dừng thí điểm tự chủ tài chính toàn diện tại BV này là không bất ngờ, bởi qua gần 2 năm thực hiện đã bộc lộ quá nhiều bất cập.

Ngày 19-5-2019, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 33/NQ-CP về thí điểm tự chủ tài chính tại 4 BV tuyến cuối, trực thuộc Bộ Y tế, gồm: BV Bạch Mai, BV K, BV Việt Đức và BV Chợ Rẫy. Sau đó, 2 BV Bạch Mai và BV K được giao thực hiện tự chủ trước, lần lượt từ tháng 2-2020 và tháng 9-2020.

Tại buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 18-8, ông Dương Đức Hùng, Chủ tịch Hội đồng Quản lý BV Bạch Mai, nêu: "Ba điều kiện tự chủ gồm tự chủ về tổ chức bộ máy, tự chủ về giá và giao vốn để làm. Thế nhưng, chúng tôi chưa bao giờ được giao đủ điều kiện tự chủ. BV đang tự chủ trên danh nghĩa".

Quá trình thực hiện tự chủ đã phát sinh vô vàn khó khăn, bởi tác động của đại dịch Covid-19 cùng cơ chế, chính sách, hành lang pháp lý chưa phù hợp, chưa đầy đủ; nhân viên y tế, y - bác sĩ bỏ việc nhiều do quá tải và thu nhập thấp; thiếu hụt thuốc men và vật tư y tế do kẹt đấu thầu; nguồn thu của BV sụt giảm...

Người viết bài này đã nhiều lần trò chuyện với một số bác sĩ làm lãnh đạo, quản lý các BV đang thực hiện thí điểm tự chủ theo nhóm 1 (toàn diện) và nhóm 2 (đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên, theo Nghị định 60/NĐ-CP), thường nghe họ than phiền về hàng loạt bất cập. Chẳng hạn về mua thuốc và vật tư y tế, nếu phải đấu thầu để có thuốc giá rẻ thì tất nhiên chất lượng thuốc không bảo đảm; trong khi nếu thực hiện theo cơ chế thị trường thông qua phương pháp định giá thì sẽ có thuốc tốt, giá chuẩn (tiền nào của đó). Gút mắc này hiện vẫn chưa được giải quyết, do vậy các BV dễ rơi vào tình trạng thiếu thuốc và vật tư, trang thiết bị y tế, đồng thời sợ bị truy cứu trách nhiệm nếu không bám theo quy định đấu thầu.

Một vấn đề nhức nhối khác, là nên thực hiện tự chủ ở BV công hay chỉ làm ở BV tư? Nếu tiến hành ở BV công thì có nên áp dụng cho các BV tuyến cuối? (vì đây là những BV đầu ngành - nơi chữa trị tất cả các bệnh; tiếp nhận, điều trị những loại bệnh mà các BV tuyến dưới bó tay). Thực hiện tự chủ tức là tìm nhiều cách để tăng nguồn thu, nguồn thu chính là viện phí, tiền thuốc. Tất cả dồn lên vai người bệnh, trong đó đa số có hoàn cảnh khó khăn. Như thế thì y tế không làm tròn sứ mệnh phục vụ nhân dân, vì người nghèo!

PGS-TS Đào Xuân Cơ, Giám đốc BV Bạch Mai, than thở: Có ngày hơn 9.000 bệnh nhân vào đây khám chữa bệnh, trong khi giá dịch vụ y tế do BHYT thanh toán với BV hiện rất thấp, chỉ 4/7 yếu tố, không thể cân đối và bù đắp các chi phí. Nguồn thu của BV mỗi năm giảm 2.000 tỉ đồng (trong 2 năm chống dịch)… Vậy thì tự chủ toàn diện kiểu gì?".

Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngay tại những BV đang thực hiện tự chủ theo Nghị định 60 cũng gặp rất nhiều vướng mắc. Hy vọng mọi vấn đề được "tư lệnh" ngành y lắng nghe và sớm tháo gỡ. Đó không chỉ là chuyện của riêng các BV, mà là sức khỏe, sinh mệnh của nhân dân. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo