xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tiếp sức cho nông dân!

Hồ Phi

Đề nghị công nhận cây dừa là cây công nghiệp chủ lực.

Một kiến nghị rất đơn giản vừa được cử tri nông dân tỉnh Bến Tre gửi đến Quốc hội. Sống với cây dừa từ bao đời, những nông dân nơi đây muốn làm giàu từ sản vật của mình nhưng với điều kiện cần được nhà nước trợ giúp.

Nhắc đến Bến Tre thì nhắc đến cây dừa. Cây dừa không chỉ là biểu tượng mà còn là nguồn sống chính của phần lớn người dân nơi đây. Bởi vậy, họ biết ơn cũng đồng thời hiểu rõ về cây dừa nhất. Họ tường tận giá trị kinh tế của loài cây đặc biệt này và cũng thuộc lòng những trắc trở đang cản ngại trái dừa đi ra với thế giới. Họ kiến nghị chỉ với mục đích có cơ chế để tự nâng giá trị của loài cây này và tạo điều kiện để nông dân đưa sản phẩm từ dừa đến bàn ăn của khách ở các quốc gia, vùng lãnh thổ khác. Kiến nghị này cần sớm được giải quyết vì nó chính đáng và cũng xứng đáng.

Theo thống kê mới nhất, chỉ riêng tỉnh Bến Tre, xuất khẩu những sản phẩm từ dừa đạt gần 250 triệu USD/năm. Con số này càng có ý nghĩa hơn khi nó là nguồn thu nhập chính của khoảng 200.000 hộ trồng dừa của tỉnh Bến Tre. Cũng tại địa phương này, hiện có hơn 500 doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm từ dừa.

Đa số các doanh nghiệp phải tự lực cánh sinh, từ nghiên cứu chế biến nâng giá trị sản phẩm, đến tìm đối tác và mày mò đưa sang các nước châu Âu. Những giống dừa mới nhất được họ nghiên cứu, lai tạo và phổ biến trồng. Bao khó khăn chồng chất, giá cả vật tư tăng, thiếu quy hoạch vùng chuyên canh, thiếu vốn đầu tư… họ phải tìm cách vượt qua và nay mong muốn được tiếp sức. Cây dừa đã phát triển ra khắp các tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long và được chứng minh đang giúp nông dân thoát nghèo và có cơ hội làm giàu.

Với trên 188.000 ha dừa được trồng trên toàn quốc (chủ yếu là đồng bằng sông Cửu Long, chiếm 80%), cây dừa được xếp hàng thứ tư trong các cây công nghiệp lâu năm ở nước ta, sau cao su, hồ tiêu, điều. Số phận cây dừa cũng hẩm hiu như một số loại cây ăn quả khác như sầu riêng, bưởi, xoài… khi liên tiếp bị tác động bất lợi: thay đổi khí hậu, thiếu tiền đầu tư cải tạo vườn và thiếu cả sự hỗ trợ để nâng giá trị xuất khẩu.

Trong công văn trả lời cử tri, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết theo Quyết định số 2207/QĐ-BNN-TT phê duyệt nhiệm vụ xây dựng đề án Phát triển cây công nghiệp chủ lực đến năm 2030, đối tượng của đề án gồm cà phê, cao su, chè, điều, tiêu và dừa. Đề án dự kiến được phê duyệt vào cuối năm 2023. Khi đề án được phê duyệt sẽ làm cơ sở để địa phương triển khai thực hiện các giải pháp phát triển cây dừa trong thời gian tới.

Bước căn bản đầu tiên trong phát triển nông nghiệp chính là giúp nông dân thoát nghèo, hỗ trợ tối đa để họ có thể làm giàu khi bán được sản phẩm của mình. Nông thôn luôn là hậu phương vững chắc nhất cho thành thị, đặc biệt là đối với những quốc gia đông dân như Việt Nam. Những sản vật của nước ta đã từng bước tạo được thương hiệu ở nước ngoài, như vải Lục Ngạn, xoài cát Hòa Lộc, thanh long Bình Thuận, bưởi da xanh và cả trái dừa Bến Tre…

Nông dân giàu thì đóng góp của họ cho quốc gia càng lớn. Cũng không quên, hiện nay nông nghiệp đóng góp tới 14% GDP cả nước. Tỉ lệ này tăng trưởng như thế nào phụ thuộc vào sự đầu tư của quốc gia. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo