xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tai nạn giao thông và luật giao thông

Lương Duy Cường

Hội thảo "Khoa học cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ" được Bộ Công an tổ chức sáng 10-2, khi đợt cao điểm đi lại những ngày Tết Nhâm Dần 2022 đã qua.

Số liệu từ Cục CSGT - Bộ Công an cho thấy trong 9 ngày nghỉ Tết 2022, từ 29-1 đến 6-2, cả nước xảy ra 216 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm 121 người chết, 138 người bị thương - so với Tết 2021 giảm 17 vụ, giảm 14 người chết, giảm 29 người bị thương.

Tết 2021 là lúc dịch Covid-19 đang căng thẳng, nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách, chủ trương "ai ở đâu yên đó" được nhiều người áp dụng nên việc đi lại không sôi động như Tết 2022. Vì thế, số vụ TNGT và cả số người chết, bị thương trong 9 ngày Tết 2022 như thế là giảm khá sâu, song rõ ràng là vẫn còn cao.

Đường bộ xưa nay vẫn là nơi xảy ra nhiều vụ TNGT nhất trong các kỳ nghỉ, lễ, Tết ở nước ta. Trong 9 ngày nghỉ Tết lần này, đường bộ vẫn dẫn đầu về số vụ TNGT xảy ra, với 214 vụ, làm 120 người tử vong, 137 người bị thương. Đó là chưa tính đến vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng xảy ra lúc 1 giờ sáng 9-2 ở xã Đak Sơmei, huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai khi xe tải chở mì rơi xuống vực khiến 6 người chết, 3 người bị thương.

"Không ai phải tử vong vì TNGT trong dịp Tết cổ truyền" - có lẽ đây là thách thức trong lĩnh vực an toàn giao thông ở nước ta, quá khó để tìm được câu trả lời?

Tại hội thảo "Khoa học cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ", đại tá Đỗ Thanh Bình - Phó Cục trưởng Cục CSGT - cho biết sau 13 năm thực hiện, Luật Giao thông đường bộ đã phát sinh nhiều tồn tại, hạn chế, không còn phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.

Theo đại tá Đỗ Thanh Bình, thời điểm ban hành luật này, phương tiện đi lại ở nước ta chủ yếu là xe máy, hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ còn hạn chế; luật cũng không quy định rõ cơ quan nhà nước nào chịu trách nhiệm chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ dẫn đến quá trình thực hiện thiếu nhất quán, đồng bộ.

Lâu nay, các địa phương thường đưa ra các nguyên nhân trực tiếp để giải thích cho tình trạng TNGT luôn ở mức cao là do hạ tầng đường bộ còn nhiều bất cập, tài xế bất cẩn, người điều khiển phương tiện sau khi đã uống bia rượu, phương tiện lưu hành không đáp ứng các yêu cầu về an toàn…

Bên cạnh đó, rất có thể TNGT xảy ra còn do các nguyên nhân gián tiếp, không loại trừ cả việc do pháp luật về giao thông đường bộ đã lạc hậu. Chẳng hạn, mức xử phạt chưa đủ sức răn đe nên một số người vẫn tổ chức đua xe trái phép, việc không rõ ràng về trách nhiệm nên đường sá lắm điểm đen nhưng chậm được xử lý…, đều là các vấn đề liên quan đến pháp luật.

Luật mà lạc hậu thì không thể điều chỉnh được các hành vi xảy ra trong thực tiễn, nói gì đến việc điều chỉnh hiệu quả. Việc điều chỉnh, sửa đổi đối với Luật Giao thông đường bộ vì thế cần phải làm ngay, để ít ra là xác định rõ những ai, cấp nào phải chịu trách nhiệm trước tình trạng TNGT vẫn luôn ở mức cao.

Phải rõ và cụ thể, chứ không thể cứ mãi như lâu nay là để xảy ra TNGT thì "lãnh đạo địa phương phải chịu trách nhiệm", song thực tế mấy ai đã phải chịu trách nhiệm?

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo