xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nghề giáo có hạnh phúc không?

HOÀNG THỊ THU HIỀN

Có một nhà văn nổi tiếng trên thế giới trong cuộc đời mình đã nhiều lần thay đổi nghề nghiệp. Đầu tiên là nghề khai khoáng với mong muốn làm giàu. Sau đó, cha ông mất vì bệnh mà nhà nghèo không có tiền mua thuốc nên ông chuyển sang học ngành y, làm thầy thuốc chữa bệnh cho người nghèo.

Tình cờ trong một lần ông chứng kiến cảnh hành quyết và ông nhận ra rằng chữa bệnh về thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh về tinh thần, giúp thoát khỏi những ám muội, man rợ. Ông quyết định chuyển từ nghề thuốc sang nghề dạy học và viết văn với mục đích để khai sáng tâm hồn.

Câu chuyện đó nói lên tầm quan trọng của vị trí người thầy trong xã hội. Nghề giáo từ xưa tới nay không phải là nghề để làm giàu (giàu chỉ là cá biệt trong xã hội hiện đại). Thầy cô giáo được xã hội tôn vinh bởi trí tuệ, trái tim và sự thanh cao trong đời sống.

Đi dạy có khổ không? Nghề nào chẳng khổ. So với những nghề khác, nghề giáo của chúng tôi có được những hạnh phúc mà nghề khác không có. Có bạn chê lương thấp, có bạn kêu nhà giáo nhàm tẻ, bạn không thích sự bình lặng... Những điều đó là có và tẻ nhạt, nhàm chán tùy người. Nhưng nghề khác sẽ không có những hạnh phúc mà nghề giáo mang lại. Hãy cùng nhau nhìn lại những điều mà chỉ nghề giáo có thôi nhé. Trước hết là luôn được khoác lên mình những bộ đồ lịch sự, tôn vinh sự trang nghiêm và lịch thiệp. Dù bạn mới ra trường tuổi đời còn ít hay dù bạn không giàu có vẫn được gọi thầy, gọi cô với thái độ tôn kính.

Công an phải đối mặt với tội phạm nguy hiểm, bác sĩ đối mặt các bệnh truyền nhiễm, công nhân đối diện với sự độc hại của môi trường hoặc phải phơi nắng dầm sương trong suốt quá trình làm việc, còn nhà giáo thường được ở trong nhà mát mẻ, có nơi còn được dạy trong phòng máy lạnh. Các ngành kinh tế, tài chính... lương cao hơn ngành giáo nhưng áp lực về cạnh tranh, doanh số đè nặng, cũng không dễ chịu chút nào đâu. Các ngành khác, mỗi năm chỉ có ngày phép giới hạn, nghề giáo ít nhất có cả 1,5 tháng dịp hè, Tết cũng được nghỉ nhiều hơn. Thời gian là điều quý giá nhất, nghề giáo đã có rồi.

Và vài chục năm sau, một ngày đẹp trời bỗng dưng có người khách lạ tìm đến thăm. Trong khi ta loay hoay để nhớ lại thì người ấy thưa: "Con đây cô, con là đứa học trò ngày xưa mà cô hay la con nhứt đó"... Thế là nước mắt ta chảy vòng quanh.

Bạn có thấy như vậy là hạnh phúc không? Dĩ nhiên nhà giáo ở vùng sâu, vùng xa, ở miền núi, hải đảo còn muôn vàn khó khăn, vất vả nhưng trong tim họ luôn sáng ngọn lửa yêu nghề. Dù băng rừng, trèo đèo lội suối, dù đời sống của thầy và trò ở nhiều điểm trường còn rất vất vả thì tất cả nỗ lực đó đều xứng đáng được trân trọng, tôn vinh. Đó chính là sự bù đắp cho các thầy cô miệt mài trên bục giảng, vì các thế hệ học trò.

Có danh ngôn viết rằng: "Dạy học là đặt vết tích của một người vào sự phát triển của một người khác. Chắc chắn học trò là ngân hàng nơi bạn có thể gửi kho báu quý giá nhất của bạn". Xin các thầy cô giáo hãy đặt dấu tích của mình thật sâu đậm, thật ấn tượng để học trò mình như những cánh chim bay cao, bay xa trong cuộc sống sau này.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo