xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kiểm soát giá xăng dầu

PHƯƠNG NHUNG

Căng thẳng Nga - Ukraine kéo dài và lạm phát gia tăng toàn cầu đã đẩy giá dầu trên thị trường thế giới lên sát mốc 100 USD/thùng. Giá bán lẻ xăng dầu trong nước từ đó liên tiếp thiết lập đỉnh mới.

Là mặt hàng điển hình cho nguyên tắc "quản lý theo cơ chế thị trường có sự định hướng của nhà nước", xăng dầu chịu sự ràng buộc của nhiều yếu tố cấu thành giá như: giá nhập khẩu, thuế, Quỹ Bình ổn giá xăng dầu (BOG)... Vế thứ 2 của nguyên tắc điều hành - "định hướng của nhà nước" - dường như có sức nặng hơn và được sử dụng làm "kim bài" để giải thích cho việc nhà nước dùng nhiều công cụ hành chính để can thiệp vào giá, đặc biệt là công cụ quỹ BOG.

Quỹ BOG được hình thành và sử dụng với mục tiêu giữ ổn định giá xăng dầu, hài hòa quyền lợi giữa người tiêu dùng với doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước. Tuy vậy, cơ chế điều hành chỉ yêu cầu trích lập quỹ từ túi tiền của người tiêu dùng thay vì đòi hỏi sự đóng góp của doanh nghiệp hay cơ quan quản lý nhà nước. Tại nhiều quốc gia phát triển, mặc dù nền kinh tế được vận hành theo nguyên tắc thị trường toàn diện song trong những trường hợp cần thiết và đối với những mặt hàng thiết yếu, nhà nước sẵn sàng hy sinh lợi ích. Ví dụ, Chính phủ Nhật Bản trợ giá xăng dầu hay Mỹ xả kho dự trữ để cứu giá dầu. Một chuyên gia xăng dầu từng nhận xét: "Quỹ BOG trong cơ cấu giá xăng dầu của Việt Nam thật ra là lấy tiền trong túi của người tiêu dùng bỏ vào... túi của người tiêu dùng". Đây là điều bất hợp lý cũng như thiếu công bằng với khách hàng.

Xét ở góc độ người tiêu dùng, họ có thể hy sinh lợi ích trong thời điểm này bằng cách đóng góp vào quỹ BOG để được hưởng lợi trong thời điểm khác. Nhưng đó là khi giá dầu thế giới không có những pha diễn biến quá mạnh. Còn với nhịp tăng "sốc" như hiện nay, khi quỹ đã ở mức âm, người tiêu dùng vẫn phải gánh chịu giá xăng dầu cao ngất ngưởng. Điều này cho thấy quỹ BOG không phải là công cụ điều tiết giá đủ mạnh.

Trong bối cảnh hiện nay, thuế là công cụ đủ mạnh góp phần kiểm soát giá mà không ảnh hưởng đến tính thị trường. Tuy không phải là công cụ bị bỏ quên trong điều hành giá nhưng công cụ thuế chưa phát huy được sức mạnh. Tất nhiên, một số sắc thuế cần đưa ra Quốc hội thảo luận và thông qua nên sẽ mất nhiều thời gian để thay đổi, nhưng cũng có những khoản thuế hoàn toàn được quyết định bằng một nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, như thuế bảo vệ môi trường.

Từ 3-4 năm trước, trong một cuộc họp, một lãnh đạo Bộ Công Thương đã mạnh dạn đề xuất nhà nước quản lý giá xăng dầu thông qua các công cụ thuế, phí, không nhất thiết sử dụng công thức tính giá phức tạp với việc duy trì quỹ BOG. Cùng thời điểm đó, lãnh đạo một doanh nghiệp xăng dầu phía Nam nói với phóng viên Báo Người Lao Động: "Giờ phải làm quen với việc giá xăng sáng lên, chiều xuống".

Để điều hành xăng dầu đạt hiệu quả tốt hơn, cần cụ thể hóa nguyên tắc quản lý theo cơ chế thị trường có sự định hướng của nhà nước. Để trả mặt hàng này về với thị trường, xem xét xóa bỏ quỹ BOG là một đề xuất đáng được lưu tâm. Còn để bảo đảm "định hướng nhà nước", có nhiều công cụ tài khóa khác có thể sử dụng, trong đó thuế là một gợi ý. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo