xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đừng cắt giảm cơ học!

AN QUÝ

Giảm được 3.437 cơ quan ở cấp xã và 429 cơ quan ở cấp huyện; giảm được 706/2.411 cán bộ, công chức cấp huyện, 9.694/20.403 cán bộ, công chức cấp xã và 8.448/14.233 người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã...

Những số liệu nêu trên được báo cáo tại buổi làm việc sáng 24-2 giữa Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019-2021 theo các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Theo tin từ buổi làm việc, báo cáo của Chính phủ giai đoạn 2019-2021 cho thấy đã tiết kiệm chi khoảng 2.008,63 tỉ đồng, trong đó giảm chi hoạt động của chính quyền cấp huyện, cấp xã là 1.132,63 tỉ đồng và giảm chi phụ cấp người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố khoảng 876 tỉ đồng.

Những khoản tiền tiết kiệm chi rất lớn này là nhờ vào quá trình sáp nhập các đơn vị hành chính và tinh giản số lượng lớn cán bộ cấp xã, huyện.

Không chỉ là những con số định lượng cụ thể đó, lợi ích từ việc sắp xếp lại, sáp nhập và tinh giản còn lớn hơn thế. Đó là khoản tiết kiệm chi trở thành nguồn lực đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện chiến lược xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và chỉnh trang đô thị, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Ngoài ra, quốc phòng - an ninh được bảo đảm, trật tự - an toàn xã hội trên các địa bàn sau sáp nhập được giữ vững.

Dù vậy, quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đã bộc lộ không ít bất cập. Có hiện tượng cắt giảm cơ học để đạt chỉ tiêu, cho nên sau khi thực hiện dẫn tới tình trạng bộ máy bị thiếu cán bộ, công chức, khiến cho việc công tồn đọng nhiều, chất lượng phục vụ người dân sụt giảm.

Đối với những vùng sâu, vùng xa, vùng cao, bình thường thì mối liên kết giữa người dân và cơ quan công quyền đã lỏng lẻo do địa bàn cách trở; sau sáp nhập, người dân càng khó tiếp cận dịch vụ hành chính công hoặc khám chữa bệnh vì đi lại xa xôi hơn trước. Vì thế, để đánh giá đúng thực chất hiệu quả sau sắp xếp, tinh giản thì cần phải thực hiện khảo sát trên diện rộng ý kiến của người dân, không nên chỉ dựa vào báo cáo một chiều.

Một trở ngại khác gây lúng túng cho tất cả các địa phương là giải quyết cán bộ, công chức dôi dư. Những tỉnh giảm nhiều đơn vị hành chính cấp xã như Hòa Bình: 59/210, Cao Bằng: 38/199, Phú Thọ: 52/277, Thanh Hóa: 76/635... thì cùng với đó là hàng trăm cán bộ dôi dư, khó bố trí công việc mới phần vì còn tuổi, phần vì họ vẫn đủ các tiêu chuẩn khác để tiếp tục làm việc.

Một số tỉnh, thành đã lên tiếng "cầu cứu" về vấn đề này, bởi sau khi áp dụng tất cả các biện pháp từ vận động nghỉ việc trước tuổi cho đến rà soát các tiêu chuẩn để "thanh lọc" mà vẫn không giải quyết hết. Không ít nơi bị vướng mắc trong giải quyết chế độ cho nhóm cán bộ, công chức dôi dư, khiến tiến trình tinh giản nhân sự cũng bế tắc theo.

Nhiệm vụ sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã còn tiếp tục tiến hành giai đoạn 2022-2025. Để giai đoạn mới thành công thì những hạn chế, vướng mắc phát sinh trong giai đoạn 2019-2021 phải được khắc phục trước đã.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo