xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Có tiền mà không tiêu được!

Tiến sĩ VŨ ĐÌNH ÁNH

Bộ Tài chính vừa công bố số liệu cho thấy tính đến hết tháng 8-2022, giải ngân vốn vay nước ngoài đạt rất thấp, chỉ đạt hơn 15% kế hoạch.

Đáng chú ý, có đến 17 bộ, địa phương đề xuất trả vốn đầu tư công với tổng số tiền 6.827 tỉ đồng.

Nếu như cách đây 5 năm, các bộ, ngành, địa phương "tranh giành" dự án đầu tư công như một cách ghi điểm, làm đẹp bảng thành tích, nhất là dự án đầu tư bằng vốn vay nước ngoài, thì nay nhiều nơi xin trả lại vốn. Nhiều nguyên nhân dẫn đến dự án bị chậm tiến độ, chậm giải ngân... khiến nhiều bộ, ngành, địa phương không những không "xin" thêm mà thậm chí còn sợ không hoàn thành dự án thì trách nhiệm sẽ rất nặng nề.

Các bản báo cáo về tình hình đầu tư công thường chỉ dừng lại ở việc trình bày hoàn cảnh, nguyên nhân... dẫn đến chuyện chậm giải ngân. Trong khi đó, các giải pháp đưa ra còn khá chung chung, chưa đột phá.

Chẳng hạn, trong năm nay, biến động giá nguyên vật liệu xây dựng thường được nhắc đến như vướng mắc chủ yếu ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án. Thực tế, các dự án đầu tư tư nhân cũng phải đối mặt vướng mắc này song vẫn xử lý linh hoạt thông qua đàm phán, điều chỉnh giá dự toán nhờ có dự phòng kinh phí cho tình huống đặc biệt. Còn dự án đầu tư công thì hầu như đình trệ, chờ nhà thầu đàm phán với chủ đầu tư cùng nhiều quy trình, thủ tục cứng nhắc, nặng tính hành chính. Cơ quan quản lý cần sớm có giải pháp, cơ chế cụ thể để tháo gỡ cho dự án đầu tư công trong bối cảnh biến động giá để vừa bảo đảm tiến độ vừa hạn chế tác động của việc gia tăng chi phí đối với các dự án.

Một vấn đề cần làm rõ là trong khi không ít dự án đầu tư tư nhân đối mặt việc thiếu vốn, khó khăn trong tiếp cận tín dụng mà vẫn triển khai tốt thì nhiều dự án đầu tư công lại rơi vào tình trạng "dở khóc dở cười" kéo dài: Có tiền mà không tiêu được. Đã đến lúc phải nhìn thẳng vào bộ máy vận hành để tìm ra điểm nghẽn, từ đó mới có giải pháp, chính sách tương ứng nhằm tháo gỡ bế tắc.

Chúng ta đã xây dựng được một quy trình đầu tư công rất chặt chẽ với nhiều bên tham gia nhưng lại cố định cứng nhắc nên không có cơ chế lẫn phương án xử lý khi có biến động bất thường. Quy định về thẩm quyền và trách nhiệm của người ra quyết định hiện có sự vênh nhau rất lớn khiến các cơ quan chức năng dù thúc giục rất nhiều nhưng tiến độ giải ngân vẫn không cải thiện.

Quay lại câu chuyện 17 bộ, địa phương đề xuất trả vốn với tổng số tiền 6.827 tỉ đồng, có thể thấy vấn đề trách nhiệm của người đứng đầu, người ra quyết định cũng như người thực thi trong các dự án đầu tư công hiện còn lỏng lẻo. Pháp luật mới chỉ "siết" ở phía người thực thi dự án nhưng không hoàn thành chỉ tiêu, gây thất thoát, lợi dụng để tham nhũng... mà chưa "sờ" đến những người không chịu làm.

Vấn đề then chốt để tăng tốc độ giải ngân vốn đầu tư công, nâng cao hiệu quả đầu tư công nằm ở chỗ cần chuyển từ cơ chế xin - cho dự án để lấy thành tích sang cơ chế giao nhiệm vụ; gắn trách nhiệm thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công với nhiệm vụ chính trị của mỗi tổ chức, cá nhân, nhất là người đứng đầu.

Phương Nhung ghi

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo