xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bài toán khó cho bộ trưởng

HỒ PHI

Trong phiên chất vấn ngày 11-11, các đại biểu Quốc hội đã đưa ra nhiều bài toán khó cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn: chất lượng sách giáo khoa ra sao? Tình trạng dạy thêm bao giờ chấm dứt? Bệnh thành tích có "trị" được không?...

Câu hỏi nào cũng hóc búa, cũng sát sườn với đời sống trong bối cảnh ngành giáo dục còn nhiều vấn đề trì trệ, chậm cải cách. Cũng quả là khó cho bộ trưởng đương nhiệm, bởi những vấn đề trên đã tồn tại qua nhiều đời bộ trưởng, nhiều lần cách tân nhưng đến nay vẫn chưa mang lại hiệu quả thực sự, thúc đẩy được tinh thần cầu học ở học sinh (HS) và hoàn thiện được nền giáo dục có thể đóng vai trò then chốt cho những kế hoạch phát triển quốc gia ở tầm vĩ mô.

Bài toán khó cho bộ trưởng - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn trả lời chất vấn trước Quốc hội hôm 11-11 Ảnh: QUỐC HỘI

Chỉ nhìn ở vấn đề dạy thêm, học thêm thôi đã là một căn bệnh trầm kha qua mấy thập kỷ vẫn không thể nào chấm dứt. Và có lẽ chúng ta là quốc gia hiếm hoi có tình trạng HS phải tất bật học thêm để… vào lớp 1. Từ lớp nhỏ nhất này HS phải học 9 môn với tổng cộng gần 20 đầu sách giáo khoa và bổ trợ. Nói thật, ở tuổi này các em còn không nhớ nổi tên môn học chứ kể gì đến việc phải mày mò với một đống bài vở, bài tập…

Không có cha mẹ kèm học thì bị bỏ lại sau. Muốn theo kịp chương trình thì phải học thêm và từ đây trẻ em quá tải với việc học. Chúng sẽ ngán ngẩm, không còn hứng thú khi đến trường và điều này là sự thất bại nếu đặt bên cạnh mục tiêu của giáo dục: Mỗi ngày đến trường là một niềm vui.

Căn nguyên của vấn đề chính là bệnh thành tích đã ăn sâu. HS phải thi đua với nhau, lớp thi đua với lớp, trường với trường, địa phương với địa phương… nên không còn cách nào khác là giáo viên phải tìm biện pháp tạo thành tích để không bị đánh giá thấp hơn người khác, đồng nghĩa các quyền lợi liên quan cũng không bị ảnh hưởng. Hậu quả là HS trở thành nạn nhân, bị cuốn theo điểm số mà chúng không hề mong muốn. Điều này đi ngược lại bản chất của giáo dục là tự bản thân tốt hơn qua mỗi ngày chứ không phải là hơn thua với người khác.

Những bài toán nan giải của ngành giáo dục không chỉ có thế, nó còn nặng nề hơn ở những vấn đề về sự bình đẳng tiếp cận giáo dục trên bình diện quốc gia. Những đô thị lớn, kinh tế phát triển thì điều kiện học hành của HS tốt hơn. Còn ngược lại, ở các địa phương vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế gia đình còn thấp thì điều kiện học tập của HS càng kém. Ở những nơi này có được mái trường sạch sẽ đã khó khăn chứ nói gì ước mơ trường chuyên, trường điểm.

Sự chênh lệch này sẽ dẫn đến sự bất bình đẳng trong cơ hội học tập và phát triển bản thân của từng HS. Đây là sự đau xót lớn nhất mà bất cứ nền giáo dục tiên tiến nào cũng sớm xóa bỏ để mỗi cá nhân không còn bị hạn chế về thân phận; tự thay đổi cuộc sống bằng chính năng lực của mình.

Những nan đề của ngành giáo dục, dù muốn hay không, phải giải cho bằng được. Trễ tràng cải cách giáo dục sẽ làm chậm cả một thế hệ, từ đó gián tiếp tác động sâu rộng đến toàn xã hội. Và có lẽ cải cách trước tiên phải bắt đầu từ chính bộ máy quản lý giáo dục… 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo