xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trường nghề ngày càng thê thảm

Đặng Trinh

Phân luồng học sinh sau THCS tại TP HCM dù được đẩy mạnh nhưng vẫn chưa hiệu quả khi học nghề chỉ là lựa chọn cuối cùng của học sinh tốt nghiệp THCS

Cho đến thời điểm này, các trường nghề ở TP HCM vẫn đang ráo riết vận động đến học sinh (HS) và phụ huynh nhằm tuyển sinh đối tượng sau THCS vào học nghề nhưng hầu hết đều phải chờ kết quả thi tuyển vào lớp 10. Ông Nguyễn Phan Hòa, Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề Nhân Đạo (quận 3), cho biết chỉ tiêu năm nay dành khoảng 600 cho đối tượng sau lớp 9 nhưng dự đoán chỉ tuyển được rất ít.

Ngoảnh mặt với học nghề

Theo ông Hòa, những năm trước đây, trường tuyển được 600-700 em/năm nhưng càng ngày càng giảm, 2 năm trở lại đây chỉ còn 300-400 em.

Trường Trung cấp nghề Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương thưa thớt học viên trong giờ họcẢnh: TẤN THẠNH

Học viên Trường Trung cấp nghề Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương trong giờ học. Ảnh: TẤN THẠNH

“Đó là do các trường THPT ngoài công lập mở ra quá nhiều. Trong khi đó, các trường THCS lại lấy con số phải bao nhiêu phần trăm HS vào được các trường THPT công lập làm thành tích thi đua. Số HS còn sót lại cũng chạy hết sang các trường ngoài công lập hoặc trường chuyên nghiệp. Lựa chọn học nghề vẫn chỉ là cuối cùng” - ông Hòa nhận định.

Ông Hòa cho biết tại quận 3, năm học 2012-2013 có khoảng 7.500 HS tốt nghiệp THCS nhưng chỉ 160 em không vào được lớp 10 công lập. Các HS trong số này lại tiếp tục vào trường tư nên khi vào Trường Trung cấp nghề Nhân Đạo chỉ còn khoảng 80 em. Trong khi đó, HS tại các tỉnh cũng càng ngày càng ít bởi địa phương cũng đã có trường nghề.

Năm 2013 là năm đầu tiên Trường Trung cấp nghề Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương (quận 5) tuyển sinh đối tượng sau THCS nhưng chỉ tuyển được 2 lớp với khoảng 70 HS, trong đó chủ yếu là ở tỉnh. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo Trường Trung cấp nghề Bình Thạnh, cho biết khóa đầu tiên (năm 2013), trường tuyển được 62 HS, còn năm nay vẫn phải chờ kết quả thi tuyển vào lớp 10.

Theo ông Nguyễn Đắc Hiển, Trưởng Phòng Đào tạo Trường Trung cấp nghề Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương, năm nay, trường dành hơn 200 chỉ tiêu tuyển sinh đối tượng sau THCS nhưng dự tính vẫn chỉ có thể tuyển “lai rai”. Bởi lẽ, HS xác định khi không thể nào vào được lớp 10 công lập mới nghĩ đến học nghề, còn đối tượng xác định học nghề ngay từ đầu lại rất ít.

Phải có chiến lược phân luồng

Ông Phạm Ngọc Thanh, Phó Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo TP HCM, cho biết năm học 2011-2012, trong tổng số 78.045 HS tốt nghiệp THCS thì chỉ có 8.301 em hộ khẩu TP và 10.046 em hộ khẩu tỉnh vào học tại các trường TCCN. Theo bà Phạm Quang Trang Thủy, Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương, nếu như số HS phân luồng vào THPT tăng rất nhanh thì số HS phân luồng vào trung cấp nghề, CĐ nghề giảm tương ứng. Năm học 2001-2002, số HS tốt nghiệp THCS và THPT vào các trường nghề là 6,9%. Đến năm 2011-2012, chỉ còn 5%.

Ông Phạm Ngọc Thanh cho hay để thu hút HS vào học nghề ngay sau THCS, TP HCM đã đề xuất cho thực hiện mô hình đào tạo hệ CĐ

9+5. Với mô hình này, tùy theo trình độ và năng lực của từng HS có thể sau 2 năm là công nhân lành nghề, sau 3 năm là nhận bằng trung cấp và sau 5 năm nhận bằng CĐ. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia thì mô hình này vẫn chưa nhận được sự quan tâm của học sinh tốt nghiệp THCS.

Ở một góc độ khác, hiệu trưởng một trường nghề tại quận Gò Vấp băn khoăn: Lẽ ra, với chính sách phân luồng được đẩy mạnh như hiện nay thì tình hình tuyển sinh vào các trường nghề phải khả quan hơn nhưng các trường nghề lại ngày càng thê thảm. Bởi lẽ, phân luồng hiện nay đang thiên vị cho các trường TCCN mà bỏ quên trường nghề.

Theo bà Phạm Quang Trang Thủy, hiện nay, vấn đề phân luồng chỉ đề cập hệ TCCN, còn hệ trung cấp nghề và CĐ nghề mới bắt đầu hay chỉ dừng lại ở giai đoạn hướng nghiệp. Muốn phát triển dạy nghề thì phải có chiến lược phân luồng hợp lý.

Khó giữ học viên

Chính sách phân luồng bất lợi, tuyển sinh bèo bọt nhưng theo đại diện các trường nghề, tuyển được HS sau THCS vào học nghề đã khó, giữ HS lại học càng khó hơn. Ông Nguyễn Đắc Hiển cho biết trường tuyển được 70 HS khóa đầu tiên nhưng đến nay, đã có khoảng 20% bỏ học. Nguyên nhân là vì HS khi đã lựa chọn học nghề thường không có năng khiếu, thậm chí chán học các môn văn hóa, nhất là những môn nặng lý thuyết. Trong khi đó, chương trình khung hiện nay đối với HS vừa học nghề vừa học văn hóa khối ngành kỹ thuật là 1.200 tiết, chia đều cho 4 môn toán, lý, hóa, văn. Điều này khiến HS chán nản mà bỏ học dần.

Ông Nguyễn Phan Hòa nêu thực trạng: “Trong các giờ học nghề, HS đều đi học đầy đủ nhưng đến giờ học văn hóa thì tìm cách trốn. Nhà trường tuyển HS đã khó nhưng phải tìm đủ mọi cách linh hoạt để giữ các em”.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo