xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trẻ mầm non thiếu phòng học

Bài và ảnh: NIÊM HÀ

Hàng trăm phụ huynh ở tỉnh Quảng Ngãi đang đứng ngồi không yên vì con của họ không thể đến trường do hết phòng học

Thực trạng đáng lo ngại này đang xảy ra không chỉ ở các huyện miền núi mà ngay tại trung tâm tỉnh Quảng Ngãi. Thậm chí, nhiều nơi nếu may mắn có chỗ, trẻ cũng phải học trong những dãy phòng tạm bợ hoặc học nhờ nhà dân.

Khiếu nại tập thể

Xã Tịnh Giang, huyện Sơn Tịnh - Quảng Ngãi có 350 trẻ từ 3-5 tuổi nhưng chỉ có 190 trẻ được đến lớp, chủ yếu là trẻ 5 tuổi. Căng thẳng nhất có thể kể đến thôn Đông Hòa - nơi chỉ có 1 lớp mẫu giáo dành cho 30 trẻ độ 5 tuổi, còn lại gần 40 trẻ đành ở nhà. Bức xúc trước sự việc trên, hàng chục hộ dân ở thôn Đông Hòa đã ký đơn khiếu nại tập thể gửi chính quyền địa phương để xin cho con đi học.

Anh Hà Đức Long (ngụ thôn Đông Hòa) nói: “Tôi có 2 con, đứa sinh năm 2007, đứa sinh năm 2008. Phải chi nghèo không có tiền cho con đi học, đằng này mình tha thiết muốn con đi học để không mù chữ như cha nó. Thế mà xin hoài không được”.

Trường “không tên”

Trường Mầm non Tịnh Giang có lẽ là ngôi trường thuộc hàng “hiếm” của cả nước vì không có bảng hiệu trường. “Chỉ có tên gọi trong giấy thôi chứ học nhờ thì làm chi có chỗ để treo bảng hiệu. Ban giám hiệu cũng không có chỗ làm việc. Chúng tôi cũng trăn trở chứ không riêng gì phụ huynh. Biết là các cháu chịu thiệt nhưng đành lực bất tòng tâm. Hiện tại, tất cả điểm trường mầm non ở xã Tịnh Giang đều học nhờ ở nhà sinh hoạt văn hóa của thôn” - bà Nguyễn Thị Kim Loan, Hiệu trưởng Trường Mầm non Tịnh Giang, phân trần.

img

Học sinh Trường Mầm non xã Sơn Long, huyện Sơn Tây - Quảng Ngãi ngồi học

trên chiếu nhưng được xem là đã tốt hơn rất nhiều so với các điểm trường trong huyện

Còn ở xã Nghĩa An, huyện Tư Nghĩa, chỉ hơn 30% trẻ từ 3-5 tuổi được học mầm non tại địa phương. Riêng trẻ 5 tuổi, toàn xã có 336 cháu nhưng 32 cháu không có chỗ học. Không để con mình chịu thiệt, nhiều phụ huynh xin cho con đi học nhờ ở các xã lân cận. Chị Mai Thị Hạnh (34 tuổi, ngụ thôn Tân Mỹ, xã Nghĩa An) thổ lộ: “Ở Nghĩa An, con tôi chỉ học 1 buổi, còn lên Nghĩa Hòa thì được học 2 buổi/ngày. Ở đó, cháu được học bán trú, có cô giáo lo chuyện ăn uống nên mình yên tâm đi làm”.

Chỗ học tạm bợ

Trên địa bàn các huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi, học sinh mầm non may mắn lắm mới được học trong những ngôi trường kiên cố. Không ít trẻ phải học trong cảnh “3 không” (không điện, nước, nhà vệ sinh).

Bà Dương Thị Thu Thủy, Phó Phòng GD-ĐT huyện Sơn Tịnh, cho biết toàn huyện có 21 trường mầm non với hơn 100 điểm trường. Hầu hết các điểm trường đang xuống cấp và không có nhà vệ sinh. Diện tích của phòng học chật hẹp nên khó triển khai hoạt động theo chương trình giáo dục mầm non mới nhằm phát triển tính chủ động, tư duy của trẻ. Điều này đồng nghĩa với việc chất lượng giáo dục không bảo đảm.

Còn bà Huỳnh Thị Lan Phương, Trưởng Phòng Giáo dục mầm non - Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Ngãi, ví tầm quan trọng của giáo dục mầm non như đặt viên gạch để xây dựng nền móng vững chắc của một ngôi nhà. Đây là giai đoạn trẻ cần được quan tâm đầu tư đặc biệt, giúp phát triển toàn diện trí - thể - mỹ. Trẻ ở lứa tuổi này phát triển mạnh về nhân cách nên cần có “bàn tay” của những người làm công tác giáo dục để ươm mầm nhận thức cho các em.

“Hằng năm, ngành giáo dục tỉnh vẫn cố gắng đầu tư nhưng nhìn chung bậc học mầm non lâu nay chưa được quan tâm đúng mức. Hiện toàn tỉnh có 209 trường mầm non với hơn 800 điểm trường. Trong tổng số 1.641 phòng học thì có 76 phòng học tạm, 182 phòng học nhờ. Toàn tỉnh thiếu hơn 500 phòng học, 709 nhà vệ sinh, khoảng 150 điểm trường có đủ nước sạch và chỉ có 155 trường có đồ chơi cho trẻ” - bà Phương nói.

Đi dạy phải mang theo... cuốc!

Tại Trường Mầm non Tịnh An (huyện Sơn Tịnh), cô giáo Lê Thị Thanh Quýt dạy ở điểm trường tại thôn Long Bàn luôn phải chuẩn bị sẵn cây cuốc. Do trường thiếu nhà vệ sinh nên khi các cháu có nhu cầu, cô giáo dẫn ra sau trường dùng cuốc đào lỗ cho cháu đại tiện rồi lấp lại.
Quan sát xung quanh trường học, chúng tôi không thấy công trình nước sạch. Nhiều học sinh phải học trong những căn phòng nóng bức vì thiếu điện.
Nghe chúng tôi nói bệnh tay chân miệng đang lây lan, cô Quýt bảo: “May là chưa có cháu nào mắc bệnh. Nhà trường chủ yếu nhắc nhở phụ huynh làm vệ sinh cho các cháu lúc ở nhà”.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo