xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tiếc thương nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký

Yến Anh

(NLĐO)- "Thế hệ chúng tôi hồi đó ai cũng biết đến Nguyễn Ngọc Ký và luôn nghĩ về ông như một tấm gương sáng của nghị lực phi thường và một tâm hồn rộng lớn" - nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam, thương tiếc nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký.

Sự ra đi của nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký đã để lại niềm tiếc thương cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp, các học trò của ông qua nhiều thế hệ.

Tiếc thương nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký - Ảnh 1.

Nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, chia sẻ trên trang cá nhân về những ký ức với thầy Nguyễn Ngọc Ký.

"Hồi tôi học tiểu học, cứ thứ 7 là có tiết kể chuyện. Một hôm thầy giáo chủ nhiệm nói: Hôm nay thầy kể cho các em nghe câu chuyện về một người có cánh.

Tất cả lũ học trò chúng tôi vô cùng náo nức đợi thầy kể. Người có cánh đó là cậu học trò Nguyễn Ngọc Ký. Hai cánh tay cậu bị bại liệt từ nhỏ. Nhưng cậu đã bay tới những ước mơ đẹp đẽ của mình bằng đôi cánh của tâm hồn. Cậu đã trở thành một cậu bé thần kỳ, trở thành một nhà giáo, một nhà văn.

Thế hệ chúng tôi hồi đó ai cũng biết đến Nguyễn Ngọc Ký và luôn nghĩ về ông như một tấm gương sáng của nghị lực phi thường và một tâm hồn rộng lớn. Nếu không có đôi cánh ấy, Nguyễn Ngọc Ký sẽ bị nhấn chìm vào bóng tối của tuyệt vọng.

Vào 2 giờ sáng nay, cậu bé thần kỳ Nguyễn Ngọc Ký, nhà giáo, nhà văn Nguyễn Ngọc Ký đã đập cánh bay về miền trời vô tận. Xin cúi đầu đưa tiễn ông" - nhà thơ Nguyễn Quang Thiều viết.

Tiếc thương nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký - Ảnh 2.

Phó Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam Trần Đăng Khoa và nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký

Nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, bày tỏ sự tiếc thương trước sự ra đi của Nhà giáo Ưu tú, nhà văn Nguyễn Ngọc Ký. "Đây là mất mát lớn đối với nền giáo dục, với đất nước, với thế hệ trẻ, các em học sinh, sinh viên và với Hội Nhà văn Việt Nam.

Thầy Nguyễn Ngọc Ký là tấm gương quá đặc biệt. Ông đã vượt trên hoàn cảnh khắc nghiệt nhất của mình để sống một cuộc đời rất có ý nghĩa, điều mà tôi nghĩ, nhiều người trong chúng ta nếu gặp phải, khó có thể làm được như ông.

Với vai trò nhà giáo, ông là người thầy giỏi và tận tụy, ông đã đào tạo ra rất nhiều thế hệ học trò xuất sắc. Với Hội Nhà văn Việt Nam, ông là đồng nghiệp có lối sống vô cùng điềm đạm, đức độ và hiền lành"- nhà thơ Trần Đăng Khoa tâm sự.

Phó Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình thầy Nguyễn Ngọc Ký.

Tiếc thương nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký - Ảnh 3.

Nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký và nhà thơ Bình Nguyên Trang

Trong khi đó, nhà thơ Bình Nguyên Trang cũng gửi lời vĩnh biệt thầy kính yêu, người đã truyền cho chị những năng lượng tích cực cũng như nghị lực sống. Với nhà văn này, nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký luôn ở trong tim chị.

"Con không bao giờ quên những tháng năm ở vùng quê nghèo, dưới mái trường Năng khiếu thầy trò phải thắp đèn dầu học. Những bài giảng của thầy lấp lánh ánh sáng của văn học thi ca cũng như tình yêu cuộc sống. Và tinh thần lạc quan bất tận vượt lên mọi nghịch cảnh thầy truyền cho chúng con

Một khi nào còn chút than van trước sóng gió cuộc đời, con thường nghĩ về nụ cười vô sự của thầy. Thầy mãi trong tim con và trong trái tim bao thế hệ học trò"- nhà văn Bình Nguyên Trang tâm sự.

Như Báo Người Lao Động đã thông tin, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, người thầy đầu tiên viết chữ bằng chân, người truyền cảm hứng, nghị lực cho biết bao thế hệ học trò, đã qua đời tại TP HCM vào sáng 28-9, hưởng thọ 76 tuổi.

Thầy Nguyễn Ngọc Ký sinh năm 1947, tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Năm lên 4 tuổi, cậu bé Ký bị bệnh và liệt cả hai tay. Không đầu hàng số phận, cậu bé rèn luyện đôi chân thay cho đôi tay. Năm lên 7 tuổi, qua những ngày đứng ngoài nghe giáo viên giảng bài, xem các bạn học, về nhà, cậu bắt đầu tập viết bằng chân. Sau này, trong những lần chia sẻ về cuộc đời của mình, thầy Nguyễn Ngọc Ký cho biết thời gian đầu, việc tập viết với ông như cực hình. Dần dần, qua nỗ lực không ngừng nghỉ, ông viết được chữ O, chữ V... sau đó còn dùng thước, compa qua đôi bàn chân để vẽ được hình.

Nhờ nỗ lực không ngừng nghỉ của bản thân, năm 1963, thầy Nguyễn Ngọc Ký được tỉnh Hà Nam Ninh (nay là Nam Định) cử đi dự kỳ thi học sinh giỏi toán toàn quốc, đạt hạng 5 và được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng huy hiệu. Từ năm 1966 đến 1970, ông học ngữ văn tại Đại học Tổng hợp Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp, ông trở về quê làm giáo viên. Đến năm 1994, thầy Ký cùng gia đình chuyển vào sinh sống và chữa bệnh tại TP HCM, làm việc tại quận Gò Vấp.

Sau 35 năm gắn bó với sự nghiệp trồng người, nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký được nhận danh hiệu Nhà giáo Ưu tú, đồng thời là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo