xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tăng học phí ĐH, có tăng chất lượng đào tạo?

Yến Anh

Theo Nghị định 81 về cơ chế thu, quản lý và chính sách miễn, giảm học phí, đối với các cơ sở giáo dục ĐH công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên (tự chủ), mức thu năm học 2022-2023 cao nhất là 2.450.000 đồng/sinh viên/tháng ở khối ngành VI (Y Dược), mức hiện tại là 1.430.000 đồng/sinh viên.

Đây cũng là khối ngành tăng học phí mạnh nhất trong 7 khối ngành đào tạo, với tỉ lệ tăng là 71,3%.

Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập bảo đảm chi thường xuyên (tự chủ một phần), mức học phí tối đa không quá 2 lần so với mức học phí quy định đối với các trường chưa tự chủ. Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư (tự chủ hoàn toàn), mức học phí được xác định tối đa bằng 2,5 lần mức trần đối với các trường chưa tự chủ. Với các chương trình đào tạo của các cơ sở giáo dục ĐH công lập đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn do Bộ GD-ĐT quy định hoặc đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo chuẩn nước ngoài hoặc tương đương, cơ sở giáo dục ĐH được tự xác định mức thu học phí của chương trình đó trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ sở giáo dục ban hành, thực hiện công khai giải trình với người học, xã hội.

Trước lo lắng về việc tăng học phí sẽ tăng gánh nặng lên các sinh viên, đặc biệt là sinh viên khu vực nông thôn, gia đình khó khăn, nhiều ý kiến cho rằng cần phải tăng học phí trường công để nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là trong bối cảnh tự chủ đại học.

Tuy nhiên, ông Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT, cho rằng có nhiều cách để tăng nguồn đầu tư cho đào tạo, chứ không phải chỉ học phí. "Chất lượng đào tạo quyết định chi phí đào tạo, chi phí cao, chất lượng cao. Nhưng để nâng được chi phí lên có thể dùng nhiều cách khác nhau, bằng nhiều nguồn chia sẻ khác nhau như ngân sách nhà nước, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất… chứ không phải chỉ từ học phí. Không thể chỉ dựa vào học phí, như thế là không ổn" - ông Lê Viết Khuyến nêu.

TS Phạm Hiệp, Giám đốc nghiên cứu, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển giáo dục Edlab Asia, cho rằng cơ chế tài chính trong giáo dục đại học hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Suất đầu tư, bao gồm ngân sách nhà nước và học phí tính trên đầu sinh viên ở Việt Nam, đang quá thấp. "Chúng ta có quá nhiều trường ĐH công lập (hệ quả của việc mở quá nhiều ở giai đoạn 2000-2010) nên mặc dù Chính phủ đã liên tục tăng đầu tư cho giáo dục ĐH nhưng ngân sách nhà nước đầu tư trên đầu sinh viên vẫn còn quá thấp" - TS Phạm Hiệp nói.

Để nâng cao chất lượng và mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục ĐH cho người nghèo, TS Phạm Hiệp khẳng định phải đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục ĐH hiện nay. Thứ nhất, suất đầu tư, bao gồm ngân sách nhà nước và học phí trên đầu sinh viên, đều phải tăng lên. Thứ hai, phương án lâu dài là phải giảm quy mô giáo dục ĐH công để chú trọng đầu tư tinh hoa, đầu tư vào sau ĐH, đầu tư vào những ngành/lĩnh vực thiết yếu như khoa học cơ bản, sư phạm, y tế, nông nghiệp hay xã hội nhân văn. Thứ ba là điều chỉnh chính sách về tài chính, thực hiện cơ chế tài chính "2 cao", đó là học phí cao - hỗ trợ cao (hỗ trợ bao gồm học bổng và tín dụng sinh viên).

Một GS của ĐHQG Hà Nội cho rằng học phí học ĐH ở Việt Nam còn khá thấp so với chi phí trên đầu sinh viên ở nhiều nước, vì vậy tăng học phí trong điều kiện ngân sách công cung cấp không đủ là việc phải làm. Tuy nhiên, tăng học phí cần đi kèm với các chính sách khác để tăng chất lượng đào tạo, cải thiện cơ hội việc làm cho sinh viên, tăng vốn vay cho sinh viên theo học. Đồng thời, nhà trường cần cơ cấu lại việc đầu tư, tích lũy có được nhờ tăng học phí và minh bạch thông tin. Việc kiểm định rất cần có quy định để kiểm định đi vào thực chất hơn góp phần cải thiện chất lượng đào tạo bên trong nhà trường, tránh làm hình thức. "Thu nhập của người dân còn thấp, nên việc tăng học phí cần có lộ trình phù hợp và phải công bố học phí cho toàn khóa học ngay từ đầu" - GS này nêu. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo