xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sinh viên bị đuổi học nhiều, do đâu? (*): Xem lại hiệu quả đào tạo

YẾN ANH - HUY LÂN ghi

Để hạn chế tình trạng sinh viên chán học dẫn đến bị đuổi học gây nhiều hệ lụy, các ý kiến cho rằng trường ĐH cần xem lại hiệu quả đào tạo, giúp họ nhận thức được sở thích và đam mê nghề nghiệp

GS Trần Hữu Nghị, Hiệu trưởng Trường ĐH Dân lập Hải Phòng:

Đẩy mạnh công tác sinh viên

Tôi thấy nhiều ông bố, bà mẹ bao bọc con cái một cách quá đáng nên các em không hiểu được việc của mình là học để tự lập, học để biết, để làm, để khẳng định mình.

Chất lượng đào tạo quyết định sự sống còn của nhà trường, mà muốn có chất lượng thì học sinh phải học thật, có kiến thức thật, làm thật. Chúng tôi không chấp nhận những sinh viên vừa qua một kỳ thi tuyển sinh đầu vào ngặt nghèo bỗng trở nên lười biếng, không chịu đến giảng đường. Ở đây, ngoài chuyện năng lực còn có yếu tố sa đà, ngó lơ việc học của một bộ phận sinh viên. Chính vì thế, bên cạnh các nội quy, quy định, tôi nghĩ công tác sinh viên cần phải đẩy mạnh hơn nữa, làm sao để sinh viên nhận thức được lý tưởng học tập của mình để cố gắng trong học tập, rèn luyện, sống có ích cho xã hội.


Nhiều sinh viên chán học, sa đà vào chơi game online. Ảnh: TẤN THẠNH

Nhiều sinh viên chán học, sa đà vào chơi game online. Ảnh: TẤN THẠNH

PGS Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội:

Sự sàng lọc có ích cho người học

Tuy không có con số tuyệt đối nhưng tỉ lệ sinh viên bị buộc thôi học mỗi năm của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội khoảng 10%. Việc mạnh tay đuổi sinh viên yếu kém, nhìn từ góc độ nào đó, lại có lợi cho chính người học.

Trước đây, khi học theo mô hình niên chế, rất nhiều sinh viên học kém bị lưu ban nhiều năm rồi cuối cùng vẫn không thể tốt nghiệp. Khi xác định năng lực của sinh viên không phù hợp, nhà trường sẽ đưa ra quyết định thôi học để các em đỡ mất thời gian.

PGS-TS Nguyễn Kim Hồng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP HCM:

Cần minh bạch trong đào tạo

Để giải quyết việc giảm thiểu sinh viên phải thôi học, khi chọn nghề nghiệp, các em phải căn cứ vào 2 yếu tố: người học có khả năng hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề đó không (hiện có nhiều trắc nghiệm chọn nghề giúp các em điều này) và có yêu nghề đó không?

Nếu các em có năng khiếu về một nghề nào đó và ham thích thì hãy thi vào ĐH để học ngành nghề đó. Khi đã thi được thì phải học để hoàn thành chương trình. Nếu không cố gắng thì sinh viên không thể vượt qua các kỳ thi hết học phần.

Các trường ĐH cũng nên chú ý đến hiệu quả đào tạo (tỉ lệ sinh viên nhập học/sinh viên tốt nghiệp). Hiệu quả đào tạo góp phần giảm chi phí xã hội cho việc học tập. Công khai, minh bạch chất lượng đào tạo, trong đó có thống kê số lượng sinh viên đầu vào và số tốt nghiệp, sẽ giúp các em thấy rõ bức tranh đào tạo từng ngành của trường, tránh được “rủi ro” bị buộc thôi học.

PGS-TS Nguyễn Văn Thư, Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông Vận tải TP HCM:

Nâng chất đầu vào

Ở ĐH, việc đào thải là vô cùng khốc liệt. Sinh viên có năng lực thật sự và có ý thức học tập tốt mới có thể hoàn thành chương trình đào tạo, nếu không thì học 7 năm hay 10 năm cũng không ra trường được. Trong buổi sinh hoạt đầu khóa, trường luôn đưa ra cảnh báo này để các em biết mà có sự chuẩn bị.

Ngoài ra, buổi sinh hoạt đầu khóa cũng tư vấn cho các em phương pháp học ở bậc ĐH, cách thức tra cứu tài liệu, trang bị kiến thức, kỹ năng quản trị thời gian, hiểu quy chế...; đồng thời giúp các em hiểu rõ về ngành nghề mình đăng ký bởi khi vào ĐH, nhận thức về ngành nghề của nhiều sinh viên chưa rõ. Bên cạnh đó, công tác cố vấn học tập phải được đẩy mạnh, việc đánh giá học tập tiến hành thường xuyên bằng nhiều hình thức sẽ giúp sinh viên không buông lơi việc học quá lâu…

Các giải pháp trên sẽ giúp những sinh viên có năng lực thật sự tránh được nguy cơ bị đuổi học. Song, với những sinh viên yếu, không có khả năng học ĐH thì không thể tránh được sự đào thải. Để giải quyết vấn đề này thì các trường cần nâng cao chất lượng đầu vào.

Thiếu hoài bão, ước mơ

TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, cho rằng có nhiều nguyên nhân được đưa ra như chương trình nặng, sinh viên không theo được, chọn sai ngành nghề… nhưng dù thế nào thì lý do chủ yếu vẫn thuộc về chính sinh viên. Chương trình dù có nặng đến đâu cũng không tới mức rất nhiều sinh viên không theo kịp. Nguyên nhân quan trọng nhất chính là một bộ phận sinh viên chưa xác định được lý tưởng học tập, con đường phấn đấu cho riêng mình. “Nhiều em dễ chạy theo các trào lưu, mải chơi, sa đà. Đôi khi các em vào học ĐH, CĐ vì sĩ diện chứ không phải vì sở thích, nghề nghiệp của mình. Tôi thấy nhiều em không có hoài bão, ước mơ, không hiểu cuộc sống là phải đấu tranh sinh tồn vì đã có bố mẹ lo hộ” - ông trăn trở.

Theo TS Lâm, cách tuyển sinh ĐH hiện chưa khoa học. Tuyển sinh chỉ dựa vào điểm là không đủ. Ở nhiều nước, các trường phải phỏng vấn học sinh, tôn trọng sở thích, sở trường của họ. Đó là yếu tố quan trọng để bảo đảm học sinh yêu thích ngành học của mình. Với cách tuyển sinh hiện nay, rất nhiều thí sinh chọn ngành không theo sở thích mà theo mức điểm có thể đỗ vào trường nào đó. Quá trình học cho thấy sự lựa chọn đó là sai lầm và các em mất dần hứng thú với việc học tập.

(*) Bài kỳ trước: Sinh viên bị đuổi học nhiều, do đâu?

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo