xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Những dự án môi trường "đắt giá" của học sinh, sinh viên

Khánh Thu

7 dự án môi trường của học sinh, sinh viên được hỗ trợ về tài chính, lập kế hoạch mở rộng dự án để góp phần giải quyết các vấn đề môi trường tại địa phương

Trại Thủ lĩnh khí hậu Việt Nam 2021 (Vietnam Climate Leadership Camp - VCLC) do CHANGE, một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động tại TP HCM tổ chức tại Cần Giờ tháng 1-2022 đã kết nối Nguyễn Thảo Uyên (sinh viên Trường ĐH RMIT), Huỳnh Lưu Gia Như (sinh viên Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TP HCM), Nguyễn Minh Huyền và Võ Thị Hồng Hạnh (sinh viên Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP HCM) thành một nhóm.

Cùng đam mê về môi trường

Với cùng một ý tưởng hạn chế tối đa bao bì nhựa dùng một lần, nhóm đã xây dựng dự án "Tới đây đong đầy", hướng tới cung cấp dịch vụ đong đầy (refill) các sản phẩm chăm sóc cá nhân và sản phẩm tẩy rửa gia dụng cho sinh viên học tập tại Khu Đô thị ĐHQG TP HCM (hay thường được gọi là Làng Đại học). Thảo Uyên cho biết nhóm chọn tên gọi thuần Việt này bởi ý nghĩa của dự án không chỉ là "tái làm đầy" các sản phẩm mà còn là "đong đầy" tình cảm giữa người với người.

7 dự án được chọn hỗ trợ tài chính, kỹ thuật và chuyên môn thuộc VCLC 2021, có cả dự án "GOM" của Nguyễn Thị Hoàng Anh, Nguyễn Hà My, Nguyễn Duy Hưng, Nguyễn Hoàng Bảo và Nguyễn Thanh Bình đến từ Trường THPT Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh hướng đến. Trước đây, Hoàng Anh đã có thói quen thu gom pin cũ và vận động người thân, bạn bè cùng chung tay; do đó, đến với VCLC 2021, em và các thành viên quyết định mở rộng mô hình này đến các trường THPT trên địa bàn TP Hạ Long. Nhóm hy vọng dự án sẽ góp phần thay đổi nhận thức của học sinh nhằm giảm thiểu tình trạng xử lý pin đã qua sử dụng không đúng cách.

"ANKHOE" có lẽ là "cơn gió lạ" so với 6 dự án còn lại. Đây là dự án xây dựng ứng dụng ăn chay, đáp ứng nhu cầu cá nhân hóa chế độ dinh dưỡng của một bộ phận người dân. Không chỉ vậy, những người sử dụng ứng dụng này cũng có thể nhận được tư vấn từ chuyên gia dinh dưỡng, tham gia cộng đồng ăn chay và chia sẻ thực phẩm khi cần thiết. Trần Gia Mỹ - sinh viên Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP HCM, thành viên nhóm - chia sẻ em bắt đầu ăn chay từ hai năm trước nên rất quan tâm đến việc ăn sao cho khoa học và bảo đảm sức khỏe; tuy nhiên, hiện nay không có nhiều ứng dụng về các món thuần chay và việc kết nối cộng đồng này vẫn còn chưa mạnh nên em muốn tìm hiểu để vừa đáp ứng nhu cầu cá nhân, vừa phục vụ cho nhiều người khác cùng sở thích.

Những dự án môi trường đắt giá của học sinh, sinh viên - Ảnh 1.

Buổi học trực tuyến về kỹ năng lãnh đạo của Trại Thủ lĩnh khí hậu Việt Nam. (Ảnh do Ban Tổ chức cung cấp)

Từ ý tưởng đến hành động

Từ những ý tưởng ban đầu, trong 3 tháng tới, các chuyên gia hướng dẫn và đội ngũ chuyên môn của VCLC 2021 theo sát các nhóm để hỗ trợ về tài chính, định hướng, quy trình, quản lý dự án, quản lý kinh phí và lập kế hoạch mở rộng dự án.

Ngay từ khi được chọn, nhóm GOMers đã nhanh chóng đề ra những công việc cụ thể như xây dựng trang truyền thông trên nền tảng mạng xã hội, liên lạc với các câu lạc bộ nhờ hỗ trợ quảng bá thông tin, đặt các điểm tiếp nhận pin cũ tại các trường THPT trên địa bàn TP Hạ Long. Trong thời gian tới, nhóm sẽ tổ chức các buổi workshop, tập huấn ngoại khóa về tác hại của pin đã qua sử dụng, hướng dẫn cách xử lý, thu gom, thay đổi thói quen sử dụng, tổ chức hoạt động "Đổi pin nhận quà"… Mong muốn của nhóm là thay đổi nhận thức cộng đồng, tiến đến giảm dần và chấm dứt tình trạng khủng hoảng mà rác pin đang tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội.

Với "ANKHOE", sau giai đoạn nghiên cứu nhu cầu thị trường, tìm hiểu khách hàng, xây dựng chính sách nhân sự, quy trình bán hàng, lập kế hoạch truyền thông cũng như kết nối chuyên gia và đối tác, nhóm đang tiến hành thiết kế ứng dụng. Lợi thế của dự án là các thành viên đều có những kiến thức nhất định về dinh dưỡng, công nghệ thực phẩm và công nghệ thông tin nên các đầu mục đặt ra đều đang được triển khai suôn sẻ.

Cũng như vậy, trước mắt, "Tới đây đong đầy" đặt các trạm/ki-ốt trưng bày những nhãn hiệu, sản phẩm và thực hiện dịch vụ làm đầy tại nhà văn hóa sinh viên, sau đó tiến tới tổ chức các xe lưu động, định kỳ trong khu Làng Đại học. Mục tiêu của dự án là tạo cho sinh viên thói quen tái sử dụng các chai, lọ, bao bì nhựa một cách đơn giản, tiết kiệm, tiện lợi, từ đó giảm thiểu lượng rác thải nhựa sinh hoạt.

Theo anh Trần Hiền, quản lý truyền thông của VCLC 2021, 7 dự án đều liên quan trực tiếp đến biến đổi khí hậu và được lựa chọn dựa trên kinh nghiệm của thành viên các nhóm. Vì vậy, đội ngũ chuyên môn từ ban tổ chức lẫn chính quyền địa phương đều có những tư vấn phù hợp về định hướng, quy trình, quản lý dự án, quản lý kinh phí cho từng nhóm. CHANGE cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ, tập huấn trong 3 tháng tới cho đến khi dự án được ứng dụng vào thực tế.

Góp phần giải quyết các vấn đề về môi trường

Bà Thới Thị Châu Nhi, Phó Giám đốc CHANGE, nhận định các dự án của trại năm nay khá đa dạng về chủ đề, cho thấy các trại viên có một mức độ am hiểu khá toàn diện về các vấn đề khác nhau của biến đổi khí hậu sau các buổi tập huấn. "Nếu cứ giữ vững sự sáng tạo, sự máu lửa, nhiệt huyết, tinh thần hợp tác, tương trợ lẫn nhau như qua cách trình bày cũng như quá trình lên kế hoạch dự án trong trại, các thủ lĩnh khí hậu hiện tại sẽ trở thành lực lượng nòng cốt, góp phần giải quyết các vấn đề khí hậu của địa phương" - bà Nhi kỳ vọng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo