xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Làm bài kiểm tra trực tuyến khó đúng thực chất

Bài và ảnh: Đặng Trinh

TP HCM xác định học sinh sẽ học trực tuyến đến hết học kỳ I, song việc kiểm tra, đánh giá theo hình thức này vẫn còn nhiều khó khăn, lúng túng

Đến thời điểm hiện tại, học sinh (HS) các trường từ tiểu học đến THPT đã có hơn 1 tháng chính thức bước vào năm học mới. HS nhiều trường thực hiện các bài kiểm tra từng môn theo yêu cầu của giáo viên (GV) và theo tiến độ dạy học của học kỳ I.

Xây dựng phương án kiểm tra cuối kỳ

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM, vì HS học tập trên môi trường internet đến hết học kỳ I nên các trường sẽ xây dựng và bổ sung tiêu chí, hình thức kiểm tra, đánh giá theo hình thức trực tuyến vào quy chế của trường. Cụ thể, trong quá trình tổ chức dạy học trực tuyến, GV phụ trách môn trực tiếp kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của HS qua các bài kiểm tra trên hệ thống phần mềm, bản báo cáo quá trình học tập của HS, bài thu hoạch… Cơ sở giáo dục phổ thông quản lý, theo dõi, giám sát việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên kết quả học tập của học sinh qua internet, bảo đảm công bằng, khách quan, trung thực… Việc kiểm tra, đánh giá định kỳ và kiểm tra lại kết quả học tập của HS sẽ được thực hiện trực tiếp tại trường theo quy định của Bộ GD-ĐT…

Làm bài kiểm tra trực tuyến khó đúng thực chất - Ảnh 1.

Học sinh Trường THCS-THPT Đào Duy Anh (TP HCM) học trực tuyến

Theo tìm hiểu của phóng viên, tuy được trao quyền chủ động nhưng không ít trường lúng túng, khó khăn khi xây dựng kế hoạch, phương án kiểm tra. Theo hiệu trưởng các trường phổ thông, mỗi trường sẽ biết năng lực HS của mình đến đâu để ra đề phù hợp. Tuy nhiên, hiệu trưởng một trường THCS tại quận Gò Vấp cho rằng các bài kiểm tra thường xuyên thì khá dễ dàng, còn với bài thi cuối kỳ rất khó khăn. "Trước mắt sẽ cho các tổ trưởng chuyên môn họp với nhau, cùng xây dựng kế hoạch, phương án nào ổn nhất thì duyệt và triển khai" - vị này nói.

Ông Trương Quốc Hưng, Hiệu trưởng Trường THCS Đức Trí (quận 1), cho biết trước mắt nhà trường yêu cầu GV bám sát chương trình để cho bài kiểm tra; GV cho số lượng câu hỏi phù hợp thời lượng nhằm hạn chế HS sử dụng 2 thiết bị trao đổi, hỏi bài nhau để thực hiện bài kiểm tra thường xuyên và định kỳ. "Kế hoạch là khoảng tháng 12 mới kiểm tra cuối kỳ I nhưng phương án kiểm tra này vẫn chưa chốt, tùy tình hình sẽ bổ sung hoặc điều chỉnh sau" - ông Hưng thông tin.

Yêu cầu học sinh bật camera khi làm bài

Theo cô Vũ Thị Ngọc Dung, Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân (quận 1), hiện nay, các tổ bộ môn đang tiến hành làm ngân hàng đề thi trên phần mềm và chuẩn bị cho kế hoạch để đầu tháng 11 kiểm tra giữa kỳ. Để bảo đảm công bằng trong kiểm tra, đánh giá, nhà trường đang tính đến phương án yêu cầu tất cả HS phải bật camera khi làm bài kiểm tra. Tuy nhiên, với những HS thật sự không có camera thì phải tính đến phương án khác. Trước mắt, nêu cao tính tự giác của các em. Cô Dung cũng cho rằng quá trình kiểm tra thường xuyên thì có nhiều cách như làm bài luận hay đánh giá theo quá trình, đối với các môn ít tiết cũng rất dễ nhưng các môn nhiều tiết học hơn thì còn băn khoăn. "Năm học trước, trường đã cho HS thi thử tốt nghiệp THPT theo hình thức trực tuyến, kết quả của các em sau đó khá đồng đều với kết quả thi chính thức nên nhà trường cũng an tâm" - cô Dung nói.

Theo thầy Nguyễn Vi Tường Thuỵ, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Văn Tố (quận 10), nhà trường đang thực hiện theo các hướng dẫn của bộ và sở về những quy định kiểm tra, đánh giá, trong đó có cả yêu cầu giảm tải để tránh áp lực cho HS. Nhà trường sẽ tùy theo từng bộ môn để có các hình thức kiểm tra phù hợp. Chẳng hạn như đánh giá qua sản phẩm thực hành của HS, qua các bài luận… "Đối với các bài kiểm tra tính điểm thì nhà trường đang thử nghiệm, cân nhắc nhiều phương án để HS thực hiện kiểm tra trên một số hệ thống phần mềm. Hình thức nào ổn nhất và đánh giá được khách quan nhất sẽ sử dụng, trên tinh thần vừa thử nghiệm vừa chờ các hướng dẫn tiếp theo của sở" - thầy Thụy cho biết.

Không kiểm tra, đánh giá lớp 1, 2

Theo quy định của Sở GD-ĐT TP HCM, đối với HS lớp 1, 2, các trường tổ chức khai thác các nội dung dạy học trên truyền hình, video. Không thực hiện kiểm tra, đánh giá định kỳ trong thời gian này. Khi HS đi học lại, các trường tiểu học sẽ tổ chức ôn tập trước khi kiểm tra, đánh giá HS. Đối với HS lớp 3, 4, 5: tổ chức dạy học trên internet là chủ đạo, dạy học trên truyền hình và video là bổ trợ, ưu tiên cho lớp cuối cấp. Sở GD-ĐT TP cũng yêu cầu các trường cần chú trọng phân bổ thời gian dạy học trên internet cho các hoạt động trọng tâm như: giới thiệu kiến thức mới, giải đáp các thắc mắc của HS, tổ chức những hoạt động tương tác với HS. Hạn chế sử dụng thời gian dạy học trên internet để yêu cầu HS viết bài hay làm bài tập vào vở; các nội dung này có thể giao cho HS khi kết thúc thời gian dạy học.

ĐƠN VỊ ĐỒNG HÀNH

Làm bài kiểm tra trực tuyến khó đúng thực chất - Ảnh 3.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo