xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kinh nghiệm nhận biết gian lận thi cử

Yến Anh

Để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 sắp tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) dự kiến điều động khoảng 8.000 cán bộ, giảng viên của 130 cơ sở giáo dục đại học tham gia đoàn kiểm tra công tác coi thi của Bộ GD-ĐT tại 63 sở GD-ĐT/hội đồng thi.

Với công tác chấm thi, Bộ GD-ĐT dự kiến điều động khoảng 80 cơ sở giáo dục đại học. Các cơ sở này cử cán bộ, giảng viên tham gia đoàn kiểm tra công tác chấm thi của Bộ GD-ĐT với khoảng 160 cán bộ, giảng viên, đến kiểm tra trực tiếp công tác chấm thi tại 63 sở GD-ĐT/hội đồng thi. Chánh Thanh tra Bộ GD-ĐT Nguyễn Đức Cường cho biết Bộ GD-ĐT thành lập 4 đoàn của Ban Chỉ đạo cấp quốc gia và lãnh đạo bộ làm việc với Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, Sở GD-ĐT, hội đồng thi...

Để nhận diện các hành vi gian lận trong kỳ thi, thượng tá Nguyễn Trọng Thái - Phó trưởng Phòng 10, Cục Kỹ thuật nghiệp vụ, Bộ Công an - cho biết các hành vi sử dụng thiết bị để gian lận trong phòng thi đều được thực hiện bởi các thiết bị điện tử tinh vi, siêu nhỏ, có thể liên kết với các thiết bị có gắn sim điện thoại có kết nối 4G, 5G để hỗ trợ việc gọi, nghe lời giải từ bên ngoài đưa vào. Các thiết bị này được thiết kế, ngụy trang dưới nhiều hình thức, có thể là thẻ ATM, bút viết, kính mắt, chìa khóa xe máy, ôtô, hay đồng hồ thông minh...

Để thực hiện hành vi gian lận, thí sinh thường sử dụng thiết bị có 2 thành phần chính: thành phần trong phòng thi (gắn với thí sinh), thành phần ngoài phòng thi (gắn ở bất kỳ địa điểm nào với đối tượng bên ngoài). Trong phòng thi, thiết bị sử dụng gắn với thí sinh có 2 bộ phận, gồm: tai nghe và thiết bị thu phát. Tai nghe phổ biến là dạng siêu nhỏ, chỉ bằng hạt ngô, hạt đậu đặt vào trong lỗ tai, sử dụng kết nối không dây đến bộ thu phát. Thí sinh sẽ gắn tai nghe vào tai trước khi vào phòng thi, vì rất nhỏ nên giám thị khó nhận biết.

Có 6 phương pháp nhận biết các thiết bị gian lận, tùy theo điều kiện cụ thể để áp dụng. Trong đó, 3 giải pháp là sử dụng phương tiện kỹ thuật để kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn đường truyền của thiết bị kiểm soát. Tuy nhiên, với một kỳ thi có quy mô lớn, các giải pháp kỹ thuật này rất khó triển khai. Vì vậy, giải pháp khả thi nhất, dễ thực hiện nhất là các phương pháp quan sát đồ đạc, vật dụng của thí sinh mang vào phòng thi, kiểm tra để nhận biết dấu hiệu khác với bình thường. "Vì áp lực tâm lý, thí sinh sử dụng thiết bị gian lận sẽ luôn luôn thụ động, từ đó phát sinh biểu hiện khác thường như lo lắng, hồi hộp, mất tự nhiên. Khi nhận đề, thí sinh có biểu hiện như lẩm nhẩm đọc đề để máy thu, quá trình làm bài không tập trung, thể hiện ở việc trông chờ thông tin từ ngoài đưa vào..." - ông Thái nêu kinh nghiệm.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo