xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không tự chủ khó tìm thầy giỏi

Bài và ảnh: Huy Lân

Nhờ cơ chế tự chủ, tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng, lương giảng viên khoảng 16-17 triệu đồng/người/tháng; trưởng khoa 30 triệu đồng/người/tháng, mức cao nhất hơn 2.000 USD/tháng

Ngày 8-2, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có buổi làm việc với lãnh đạo Trường ĐH Tôn Đức Thắng. GS-TS Lê Vinh Danh, hiệu trưởng nhà trường, cho biết điểm khác biệt lớn nhất của Trường ĐH Tôn Đức Thắng với các trường công lập khác là từ khi thành lập, trường không nhận kinh phí từ ngân sách và cơ quan chủ quản.

Từ 4 không thành 4 có

Tiếp tục cơ chế hoạt động từ khi còn là trường dân lập, bán công rồi chuyển sang công lập, năm 2008, Trường ĐH Tôn Đức Thắng được tự chủ hoàn toàn về tài chính và được Thủ tướng Chính phủ cho phép tự quyết định mức học phí như trường ngoài công lập. Nhờ cơ chế đó cùng nỗ lực của các thế hệ giảng viên, viên chức, người lao động, trong 17 năm qua, đặc biệt từ năm 2008, trường đã phát triển vượt bậc, có thứ hạng trong hệ thống giáo dục quốc gia với nhân sự gần 1.000 người, trong đó có 84 GS người Việt tại nước ngoài; lực lượng giảng dạy khoảng 746 người (hơn 40% là GS, PGS)… Mức lương bình quân toàn trường 10 triệu đồng/người/tháng, giảng viên khoảng 16-17 triệu đồng/người/tháng, trưởng khoa 30 triệu đồng/người/tháng, mức cao nhất hơn 2.000 USD/người/tháng.

 

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm việc tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng vào sáng 8-2
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm việc tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng vào sáng 8-2

 

Hiện Trường ĐH Tôn Đức Thắng có 46 đơn vị trực thuộc, 14 khoa, 2 trường trung cấp trực thuộc, 15 trung tâm nghiên cứu khoa học… Trường đào tạo 34 ngành bậc ĐH, 8 ngành bậc CĐ và 12 ngành đào tạo sau ĐH với 22.000 sinh viên theo học.

GS-TS Lê Vinh Danh cho biết 17 năm qua, nhà trường biến từ 4 không (đất đai, tiền, nhân lực, giáo trình) thành 4 có (có 5 cơ sở, 1.000 cán bộ, giảng viên, cơ sở vật chất gần 1.000 tỉ đồng, giáo trình đào tạo bài bản) với cơ sở hiện đại là minh chứng của việc thực hiện thành công mô hình tự chủ tài chính, tự lực và sử dụng hiệu quả vốn vay.

Tuy nhiên, ông Danh cũng cho biết hiện nhà trường đang vướng khó khăn là thiếu đất xây dựng trung tâm giáo dục quốc phòng an ninh. Ngoài ra, trường dự kiến thành lập khoa dược, khoa y, xây dựng bệnh viện 1.000 giường cho người nghèo, xưởng sản xuất để nghiên cứu chuyển giao… nhưng chưa có đất. Ông Danh kiến nghị Thủ tướng đề nghị TP HCM cấp cho trường 20 ha đất để đầu tư cơ sở giáo dục và bệnh viện cho người nghèo. Lãnh đạo Trường ĐH Tôn Đức Thắng cũng xin phép cho thành lập hệ thống đào tạo phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12 trong trường ĐH.

Thầy không thể sống bằng nước lã

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao kết quả đạt được của Trường ĐH Tôn Đức Thắng, đây là mô hình cần được hoàn thiện và nhân rộng cho ĐH cả nước.

“Hiện nay, ai cũng xin thành lập ĐH, có tỉnh có tới 2 trường, nhưng thành lập rồi xin chuyển giao về trung ương. Nhiều trường ĐH thiếu thầy, cơ sở vật chất nhếch nhác, chỉ lo xin ngân sách trong khi ngân sách hạn hẹp. Ra trường khó tìm việc khó nên sinh viên không muốn đến học” - Thủ tướng nói và cho rằng trong điều kiện cạnh tranh toàn cầu, nước nào muốn vươn lên phải có năng suất, chất lượng cao, trong đó yếu tố bắt đầu là con người, là nguồn nhân lực từ giáo dục các cấp.

Thủ tướng cho biết chủ trương của trung ương là cho các trường tự chủ trong khuôn khổ luật pháp. Nếu không tự chủ tài chính, không có tiền, các trường không thu hút được giáo viên giỏi. “Thầy giáo không thể sống bằng không khí, nước lã. Muốn đóng góp cho giáo dục, thầy giáo phải có tiền để sống không chỉ cho mình mà còn cho con cái học hành. Lương không đủ sống, không thể có thầy giỏi”- Thủ tướng nói và lưu ý các trường có thể làm từng bước.

Thủ tướng cho biết sắp tới, Chính phủ sẽ nâng mức cho sinh viên vay lên 1,1 triệu đồng/tháng để đóng học phí.

Với kiến nghị của Trường ĐH Tôn Đức Thắng, Thủ tướng cho biết sẽ làm việc với UBND TP HCM để giải quyết hoặc xin một diện tích gần để mở cơ sở. Chính phủ khuyến khích nhà trường đầu tư cơ sở vật chất nhờ vào sự hỗ trợ đất của nhà nước, một phần vốn vay và tác động để trường tiếp cận vay thương mại với mức thấp hơn 2%.

Thủ tướng cũng ủng hộ việc thành lập hệ thống trường phổ thông thuộc Trường ĐH Tôn Đức Thắng.

 

ĐH chuẩn 3 sao quốc tế

Cùng ngày, Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã tổ chức đón nhận chứng nhận ĐH chuẩn 3 sao quốc tế của tổ chức QS Stars (Anh Quốc); 2 bằng sáng chế đầu tiên của trường do Cục Sáng chế và Nhãn hiệu thương mại Mỹ cấp. Hai bằng sáng chế thuộc lĩnh vực thiết bị hỗ trợ y khoa là giường bệnh thông minh và thiết bị thông minh nâng đỡ bệnh nhân.

Dịp này, trường cũng công bố Quyết định 158 ngày 29-1-2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của trường giai đoạn 2015-2017. Trong đó, cho phép trường thu học phí trong các năm học 2014-2015; 2015-2016; 2016-2017 lần lượt là 13 triệu đồng; 14,95 triệu đồng và 17,2 triệu đồng/sinh viên/năm.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo