xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không tích hợp môn lịch sử vào môn giáo dục công dân với Tổ quốc

Yến Anh

Chiều tối 7-12, Bộ Giáo dục- Đào tạo (GD-ĐT) và Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã có cuộc làm việc tại Ban Tuyên giáo Trung ương liên quan đến số phận môn lịch sử.

Theo đó, cả Bộ GD- ĐT và Hội Khoa học Lịch sử thống nhất lịch sử có vai trò quan trọng trong chương trình phổ thông và là nội dung bắt buộc với tất cả học sinh từ tiểu học đến THPT. Bộ và Hội Khoa học Lịch sử cũng thống nhất 3 nội dung cơ bản: Thứ nhất  ở bậc tiểu học, lịch sử sẽ tích hợp trong môn học chung cùng với một số ngành khoa học khác chủ yếu là giáo dục lịch sử thông qua các câu chuyện để tạo hứng thú và hiểu biết cho học sinh.

Ở THCS có hai phương án cần tiếp tục suy nghĩ. Một là để lịch sử và địa lý là hai môn độc lập, viết thêm phần tích hợp kiến thức giữa hai môn này để học sinh phát triển khả năng tổng hợp và sẽ cần tới 3 cuốn sách. Thứ hai là sử địa tích hợp gồm phân môn lịch sử và phân môn địa lý nhưng phần kiến thức liên quan sẽ tạo thành các chuyên đề liên môn. Học sinh sẽ chỉ có một cuốn sách.

Sau buổi làm việc, PGS Vũ Quang Hiển, ĐHQG Hà Nội, cho hay buổi làm việc cơ bản đã đạt được những thống nhất. Theo đó, các bên thống nhất bỏ môn công dân với Tổ quốc trong chương trình giáo dục phổ thông mới. "Hiện đang cân nhắc môn lịch sử ở THCS sẽ nên như thế nào, còn lịch sử ở cấp THPT là bắt buộc và độc lập. Quan điểm của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam là môn học này phải là cơ bản, độc lập và bắt buộc, nhưng Bộ GD-ĐT chỉ tiếp thu với tinh thần có mức độ”, PGS Vũ Quang Hiển cho biết. 

Trong buổi làm việc giữa ba cơ quan nêu trên, GS Phan Huy Lê (Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam) đã hoan nghênh việc làm tích hợp và hoàn toàn đồng ý với chủ trương tích hợp, nhưng vấn đề phải thực hiện theo Nghị quyết của Quốc hội (tích hợp sâu ở các lớp dưới và phân hóa dần ở các lớp trên).

GS Phan Huy Lê và Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam hoàn toàn đồng ý việc tích hợp ở cấp tiểu học giữa lịch sử, địa lí và có thể phối hợp với các môn khác. Đối tới THCS, GS Phan Huy Lê đề nghị ba nội dung; nội dung lịch sử, nội dung địa lí và các phần chung giữa hai môn này, đồng ý là tích hợp các phần chung. Đối với cấp THPT, GS Phan Huy Lê đề nghị môn lịch sử phải là bắt buộc, với lí do, ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, lịch sử phải là Quốc sử. Môn lịch sử là môn độc lập, bắt buộc, không nằm trong môn công dân với Tổ quốc.

Cũng trong buổi tọa đàm này, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cũng thống nhất với các nhà khoa học rằng, ở cấp THCS sẽ không gọi tên môn Khoa học xã hội, thay vào đó có thể gọi là môn “Lịch sử và địa lí”. Riêng cấp THPT, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển không đề cập rõ.

PGS Nghiêm Đình Vỳ, nguyên Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết, kết thúc buổi tọa đàm, ông Vũ Ngọc Hoàng – Phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương đã khẳng định lại vai trò của môn lịch sử trong xã hội là hết sức cần thiết, cần phải tôn trọng môn học và được thể hiện trong chương trình, sách giáo khoa mới. Ông Vũ Ngọc Hoàng cũng đã kết luận môn lịch sử ở cấp THPT là môn học bắt buộc.

Loạt bài đã đăng trên báo Người Lao Động: Khai tử môn lịch sử

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo