xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không thể muốn định giá SGK sao cũng được!

Bài và ảnh: Yến Anh

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định có định giá nhưng không làm mất đi động lực của các nhà xuất bản trong biên soạn, phát hành sách giáo khoa

Tọa đàm trực tuyến "Sách giáo khoa (SGK) và câu chuyện xã hội hóa giáo dục" được Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức ngày 3-11 tại Hà Nội. Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đánh giá chủ trương xã hội hóa việc biên soạn SGK xóa bỏ độc quyền trong in ấn, biên soạn, phát hành SGK từ nhiều năm nay.

Xã hội hóa SGK như "tiếng kèn ngập ngừng"

Đến thời điểm này, sau một thời gian ngắn đã có 7 nhà xuất bản tham gia biên soạn, in ấn, phát hành SGK; huy động lực lượng các nhà giáo, nhà khoa học, chuyên gia tham gia biên soạn, thẩm định SGK, tạo nên lực lượng trí thức không chỉ phục vụ nhiệm vụ trước mắt mà còn là lâu dài, với khoảng 1.500 các nhà giáo, nhà khoa học trình độ cao; giúp cho học sinh, giáo viên có cơ hội lựa chọn các bộ sách phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội, đặc điểm vùng miền, nhận thức. Bên cạnh đó, xã hội hóa SGK giảm bớt gánh nặng trong đầu tư công của nhà nước về lĩnh vực này. Bởi vì tính riêng về biên soạn SGK, ước tính cần đến hơn 300 tỉ đồng, chưa tính các chi phí tập huấn, giáo viên, chi phí khác khoảng 400 tỉ đồng/bộ, nếu có khoảng 3 bộ thì đã rơi vào hơn 1.000 tỉ đồng.

Không thể muốn định giá SGK sao cũng được! - Ảnh 1.

Bà Nguyễn Thị Kim Thúy (bìa phải), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội, phát biểu tại tọa đàm

Đánh giá cao chủ trương xã hội hóa SGK nhưng bà Nguyễn Thị Kim Thúy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội, cho rằng xã hội hóa SGK như "tiếng kèn ngập ngừng". Theo bà Nguyễn Thị Kim Thúy, ngay từ năm đầu triển khai chương trình mới, đã có ý kiến đề nghị chỉ có một bộ SGK và cho đến hiện nay vẫn có những ý kiến trái chiều. 

Thêm vào đó, đưa ra quy định xã hội hóa biên soạn SGK nhưng đến giờ phút này chưa có những quy định khuyến khích gì kèm theo. Sau đó là những quy định khác ảnh hưởng đến chủ trương này như Luật Giáo dục giao quyền quyết định việc chọn SGK cho UBND cấp tỉnh trong khi đó, Nghị quyết 88 giao cho các trường THPT chọn SGK. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội nhấn mạnh vì thay đổi này nên mới có tình trạng có tỉnh chỉ chọn 1 bộ sách, điều này làm hạn chế phần nào đến việc được chọn một bộ sách ưng ý đối với học sinh và phụ huynh, dẫn đến tiêu cực, tham nhũng trong quá trình phát hành sách.

Cần hài hòa trong định giá SGK

Theo tờ trình của Chính phủ mới đây, việc định giá SGK sẽ giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) định giá tối đa, các nhà xuất bản quyết định giá cụ thể. Nói thêm về định giá SGK, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho biết Bộ GD-ĐT sẽ tham mưu với nhà nước có căn cứ quy định tiêu chuẩn định mức, định giá trần, bảo đảm lợi ích hài hòa giữa các nhà xuất bản, mục tiêu cao nhất là hướng đến học sinh. "Các nhà xuất bản không lấy mục tiêu lợi nhuận nhưng chúng ta vẫn tạo điều kiện các nhà xuất bản tham gia, bảo đảm tính cạnh tranh để hạ giá thành sách và bảo đảm chất lượng. Chúng tôi hướng đến việc làm sao có định giá nhưng không làm mất đi động lực của các nhà xuất bản trong biên soạn, phát hành SGK" - ông Thưởng nói.

Trong khi đó, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam, nêu quan điểm vẫn để cho các nhà xuất bản quy định giá theo cơ chế thị trường nhưng không thể để các doanh nghiệp muốn định giá ra sao cũng được.

"Chúng ta có những quy định, hành lang pháp lý mà các nhà xuất bản phải tuân thủ khi định giá. Trước hết phải tuân theo quy định về chi phí và dựa vào phương pháp định giá chung do Bộ Tài chính ban hành. Còn nguyên tắc định giá chúng ta phải tuân theo các hạng mục cụ thể trong sản xuất mà các nhà xuất bản phải chi ra và có mức lợi nhuận phù hợp để tái đầu tư theo quy định của điều 20, Luật Giá hiện hành" - ông Thỏa nói.

Bà Nguyễn Thị Kim Thúy cũng có chung quan điểm này. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho rằng cần nghiên cứu kỹ việc nhà nước định giá SGK để có giải pháp hài hòa, phù hợp, không ảnh hưởng đến việc xã hội hóa, chống độc quyền trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó cần xem xét lại việc giao cho UBND cấp tỉnh quyết định việc chọn SGK trong Luật Giáo dục. "Theo dõi việc chọn SGK ở một số địa phương thời gian qua, có một số địa phương đã xảy ra những kẽ hở dễ bị lợi dụng để thị trường SGK có nguy cơ quay trở lại độc quyền, một mình một chợ. Nói giá sách cao nhưng thực ra cao là do "bán bia kèm lạc" - SGK bán kèm nhiều sách tham khảo" - bà Kim Thúy nói. 

Đề xuất chi 3.000 tỉ đồng mua SGK gửi vào thư viện

Trả lời Báo Người Lao Động về phương án trích 3.500 tỉ đồng ngân sách mua SGK đưa vào thư viện trường học được Bộ GD-ĐT đề xuất, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho biết sau khi tiếp thu nhiều ý kiến đóng góp, Bộ GD-ĐT đã có một số điều chỉnh. "Hiện nay chúng tôi đang phối hợp với Bộ Tài chính để có đề xuất với Chính phủ phương thức, một là mua đủ 100% bổ sung cho thư viện nhưng đây không phải phương án lựa chọn vì có thể gây lãng phí, hai là phương án mua từ 50%-70% gửi vào thư viện. Với mức mua này, tổng ngân sách ước khoảng 3.000 tỉ đồng, mỗi năm bổ sung hao mòn, thất thoát khoảng 15%-20%. Phương án thứ ba như hiện nay là chỉ hỗ trợ với học sinh vùng khó khăn. Thực tiễn áp dụng phụ thuộc vào ngân sách, điều này cũng xin ý kiến các bộ ngành, để nghiên cứu, rà soát có được phương thức lâu dài cho những năm học tới đây" - Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng lý giải.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo