xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không còn ai học, trường trung cấp về đâu?

Bài và ảnh: HUY LÂN

Không tuyển sinh được, hàng loạt trường trung cấp rơi vào cảnh sống dở chết dở, đối mặt với nguy cơ giải thể

TS Lê Lâm, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trường Trung cấp Đại Việt TP HCM, cho biết mặc dù rất tích cực truyền thông, quảng bá nhưng trường vẫn không có thí sinh nào đăng ký học. Thực tế này đưa trường rơi vào thế khó là không có nguồn thu để duy trì hoạt động.

Hoạt động cầm chừng

Theo TS Lê Lâm, Trường Trung cấp Đại Việt TP HCM có một thời ăn nên làm ra khi mỗi năm tuyển được từ 5.000 đến 7.000 học sinh. Song, thời hoàng kim đó đã xa khi kết quả tuyển sinh qua mỗi năm đều suy giảm, đến lúc không tuyển được học sinh nào. Trước đây, giáo dục mầm non và trung cấp y là 2 ngành tuyển sinh rất tốt nhưng từ khi có chính sách không tuyển lao động tốt nghiệp bậc trung cấp thì không ai học nữa.

TS Đặng Văn Sáng, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Bách khoa TP HCM, cho biết số thí sinh đăng ký xét tuyển online đạt khoảng 60% so với chỉ tiêu, tức khoảng vài trăm người. Thực tế, trường chưa biết được kết quả tuyển sinh năm nay vì không dạy online, còn dạy học tập trung thì không tổ chức được do ảnh hưởng dịch bệnh. Phương thức dạy online về cơ bản là không phù hợp với giáo dục nghề nghiệp khi số tiết thực hành chiếm tới 70%. Chưa kể, nhiều em không có máy tính để học online.

Không còn ai học, trường trung cấp về đâu? - Ảnh 1.

Học sinh một trường trung cấp tại TP HCM khi còn học trực tiếp trước đây

Đại diện một trường trung cấp tại TP HCM cho hay trước đây, mỗi năm trường tuyển 2.000 học sinh là chuyện đơn giản nhưng 3 năm trở lại đây tuyển sinh rất khó. Năm nay, trường tuyển được hơn 10 học sinh nhưng lại không cùng ngành nên không tổ chức lớp được. "Trường đang hoạt động cầm chừng để mong chờ chính sách thay đổi" - vị này lo lắng.

Theo ông Đặng Minh Sự, Trưởng Phòng Giáo dục nghề nghiệp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) TP HCM, các trường trung cấp tuyển sinh rất khó khăn, trong đó nhiều trường không tuyển được. Thực tế này có phần do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều học sinh ở các tỉnh không thể, thậm chí lo lắng khi trở lại TP HCM học tập.

Nguy cơ xóa sổ trường trung cấp

TS Lê Lâm cho biết trước đây, học sinh tốt nghiệp THPT chiếm phần không nhỏ của các trường trung cấp. Thế nhưng, đối tượng này tuyệt nhiên biến mất trong những năm gần đây.

Vì thế, các trường trung cấp chỉ còn trông chờ vào học sinh tốt nghiệp THCS nhưng nguồn này không nhiều. Đã thế, 1-2 năm nay, các trường CĐ lại được tuyển học sinh tốt nghiệp THCS vào học hệ 9+.

"Tốt nghiệp THCS học 2 năm để lấy bằng trung cấp hoặc học 3 năm để lấy bằng CĐ thì đương nhiên nhiều em sẽ chọn học CĐ" - TS Lê Lâm giải thích.

Theo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp - Bộ LĐ-TB-XH, mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp tuy đã phát triển nhưng còn nhiều bất cập, chưa phân bố hợp lý giữa các vùng miền, chủ yếu tập trung ở khu vực đô thị... Bên cạnh đó, quy mô tuyển sinh của các trường không đạt mục tiêu quy hoạch do tuyển sinh khó khăn, chủ yếu vẫn là trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng (chiếm hơn 80%), trong khi trình độ trung cấp, CĐ chỉ chiếm khoảng 20%.

Dự thảo phê duyệt quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Bộ LĐ-TB-XH đề xuất cho thấy trường trung cấp công lập sẽ bị xóa sổ. Theo nội dung dự thảo đặt ra, đến năm 2030, giảm 20% số cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập so với năm 2020, giảm 100% số trường trung cấp so với năm 2020, phát triển cơ sở ngoài công lập lên 45%. Để thực hiện chỉ tiêu này, phải sáp nhập trường trung cấp công lập vào trường CĐ hoặc giải thể nếu hoạt động không hiệu quả.

Không chỉ xóa sổ trường trung cấp công lập, đại diện nhiều trường trung cấp ngoài công lập tại TP HCM dự báo trong 1 - 2 năm tới, hàng loạt trường trung cấp ngoài công lập sẽ phải giải thể vì không thể duy trì trong tình trạng không có người học, không có nguồn thu.

Cần thống nhất một cơ quan quản lý

Hiệu trưởng một trường trung cấp cho rằng thị trường lao động luôn có chỗ cho những người có trình độ đào tạo khác nhau. Tuy nhiên, hệ thống đào tạo đang bị chia tách nên mạnh ai nấy làm, không có chính sách chung để phát triển hệ thống đào tạo.

Theo vị hiệu trưởng này, trong hệ thống giáo dục quốc dân, nên có sự thống nhất một cơ quan quản lý từ thấp lên cao, chứ không nên chia tách như hiện nay.

ĐƠN VỊ ĐỒNG HÀNH

Không còn ai học, trường trung cấp về đâu? - Ảnh 3.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo