xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hướng nghiệp hay hướng trường?

NLĐO

(NLĐO) - Hội thảo hướng nghiệp 2015 được Báo Người Lao Động tổ chức dưới sự hỗ trợ của Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM và sự phối hợp của Trường ĐH Hoa Sen vừa diễn ra vào sáng 21-12 tại hội trường Trường ĐH Hoa Sen (số 8, Nguyễn Văn Tráng, Q1-TP HCM). Diễn ra trong thời điểm "nóng" khi kỳ thi tốt nghiệp THPT đến gần, hội thảo đã ghi nhận nhiều ý kiến xác đáng của giáo viên

Hội thảo có sự tham dự của trên 150 giáo viên các trường THPT, trung tâm GDTX; giảng viên ĐH, CĐ và các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong công tác hướng nghiệp, tuyển sinh tại TP HCM. Hội thảo cũng quy tụ nhiều chuyên gia ở các lĩnh vực dự báo nhu cầu nhân lực, đại diện các doanh nghiệp, nhà tâm lý học…

Hội thảo sẽ xoay quanh các vấn đề: Thực trạng công tác hướng nghiệp hiện nay tại TP HCM nói riêng và cả nước nói chung; nhu cầu nguồn nhân lực và xu hướng chọn ngành nghề của học sinh; hệ thống giáo dục sau THPT và những hướng đi mà học sinh có thể chọn sau kỳ thi THPT quốc gia 2015; kết nối ba bên trong hướng nghiệp; yếu tố tâm lý khi chọn nghề…

 

Giáo viên được nhận tài liệu và sách liên quan đến hướng nghiệp trước khi bước vào hội thảo chính thức

Giáo viên được nhận tài liệu và sách liên quan đến hướng nghiệp trước khi bước vào hội thảo chính thức

Bên cạnh đó, những thông tin mới nhất về kỳ thi THPT quốc gia 2015, phương án tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ cũng sẽ được cập nhật và trao đổi tại hội thảo.

 

img

Hội thảo sẽ giúp giáo viên hướng nghiệp tại các trường THPT những công cụ trắc nghiệm khám phá bản thân và sở thích nghề nghiệp, nội dung cơ bản của một chương trình hướng nghiệp hiệu quả… nhằm có thêm tư liệu, công cụ và kinh nghiệm để làm tròn vai trò hướng nghiệp trong nhà trường.

 

Hơn 120 giáo viên đến từ các Trường THPT tại TPHCM, trong đó có nhiều trường ở Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè... cũng đã có mặt tại hội thảo

Hơn 120 giáo viên đến từ các Trường THPT tại TPHCM, trong đó có nhiều trường ở Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè... cũng đã có mặt tại hội thảo

 

img

Khách mời hội thảo gồm:

- Ông Lưu Đức Tiến, Phó Trưởng phòng Giáo dục chuyên nghiệp và Đại học – Sở GD-ĐT TP HCM

- Ông Nguyễn Quốc Cường, Đại diện Cơ quan Bộ GD-ĐT tại TP HCM

- Bà Phạm Thị Xuân Nguyệt – Giám đốc Nhân sự Công ty CSC

- Ông Nguyễn Văn Tín, Phó Tổng Biên tập Báo Người Lao Động

- ThS Đỗ Sỹ Cường, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen

- ThS Hoàng Đức Bình, Giám đốc Truyền thông – Tuyển sinh Trường ĐH Hoa Sen

- TS Nguyễn Đức Nghĩa – Phó Giám đốc ĐHQG TP HCM

- Ông Lương Quốc Khanh – Chuyên viên phòng Giáo dục chuyên nghiệp và Đại học, Sở GD-ĐT TP HCM

- Ông Trần Anh Tuấn – Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP HCM

- TS Trần Đình Lý – Trưởng Phòng đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TP HCM

- TS Nguyễn Thị Loan – Giám đốc Trung tâm GD Tổng quát – Trường ĐH Hoa Sen

Hội thảo còn có sự tham dự của 120 lãnh đạo, giáo viên đến từ các trường THPT, lãnh đạo, giảng viên, chuyên viên tuyển sinh các trường ĐH, CĐ tại TP HCM cùng các giảng viên Trường ĐH Hoa Sen.

 

Ông Nguyễn Văn Tín - Phó Tổng biên tập Báo Người Lao Động

Ông Nguyễn Văn Tín - Phó Tổng biên tập Báo Người Lao Động

 

* Mở đầu chương trình, Ông Lưu Đức Tiến, Phó Trưởng phòng Giáo dục chuyên nghiệp và Đại học – Sở GD-ĐT TP HCM cho rằng giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận quan trọng trong giáo dục đào tạo, giúp học sinh phổ thông tiếp tục vào con đường giáo dục nghề nghiệp để đào tao, cung ứng nhân lực chất lượng cho xã hội, phục vụ quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập đất nước nói chung, TP HCM nói riêng. Do đó, chúng ra cần coi trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh trung học, chuẩn bị cho thanh thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với sự chuyển dịch của nền kinh tế cả nước và địa phương.

Theo ông Tiến, giáo dục hướng nghiệp bao gồm hệ thống những biện pháp dựa trên cơ sở tâm lý học, sinh lý học, giáo dục học, xã hội học và nhiều khoa học khác nhằm giúp học sinh chọn nghề phù hợp với yêu cầu xã hội, thỏa mãn tối đa nguyện vọng học sinh...

 

Ông Nguyễn Văn Tín tặng hoa cho Ông Lưu Đức Tiến - đại diện Sở GD-ĐT

Ông Nguyễn Văn Tín tặng hoa cho Ông Lưu Đức Tiến - đại diện Sở GD-ĐT

 

Công tác hướng nghiệp sẽ giúp học sinh có hứng thú và động cơ nghề nghiệp đúng đắn, có lý tưởng nghề nghiệp trong sáng, góp phần ổn định xã hội.

 

 Ông Lưu Đức Tiến, Phó Trưởng phòng Giáo dục chuyên nghiệp và Đại học – Sở GD-ĐT TP HCM

Ông Lưu Đức Tiến, Phó Trưởng phòng Giáo dục chuyên nghiệp và Đại học – Sở GD-ĐT TP HCM

 

* Tiếp đó, ThS Đỗ Sỹ Cường, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen, cho rằng chọn nghề là quyết định quan trọng của cả cuộc đời, là việc làm không hề đơn giản vì hệ thống ngành nghề trong xã hội rất phong phú, mỗi ngành nghề đều có những yêu cầu, đặc điểm riêng. Thông qua hoạt động tư vấn hướng nghiệp, các em học sinh được trang bị thông tin về nhu cầu thị trường lao động, định hướng phát triển kinh tế - xã hội đầy đủ. Trường ĐH Hoa Sen đã đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng viên, nhân viên tham gia hướng nghiệp, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm phục vụ công tác hướng nghiệp...

ThS Cường cho biết kỳ thi ĐH, CĐ 2015 có nhiều điểm mới nên Trường ĐH Hoa Sen đã tiếp tục đẩy mạnh công tác tư vấn hướng nghiệp trực tiếp tại các trường THPT trên địa bàn TP HCM và các tỉnh.

* Phần phát biểu dí dỏm của ông Trần Anh Tuấn – Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP HCM khiến nhiều người chú ý. Ngoài những mặt tích cực như nền kinh tế phát triển, quá trình hội nhập giúp thị trường lao động phát triển, công tác hướng nghiệp được chú ý hơn, ông Tuấn lưu ý những mặt hạn chế của nhân sự và thị trường lao động ở TP HCM hiện nay như: Nguồn nhân lực ở TP HCM (SV, HS mới ra trường) còn thiếu nhiều yếu tố cho quá trình hội nhập; phân bố nhân lực không đồng đều giữa các khu vực kinh tế, ngành kinh tế, các chính sách lao động, tiền lương tại nhiều doanh nghiệp vẫn chưa là động lực thúc đẩy tăng năng suất lao động; phần đông học sinh trung học phổ thông và gia đình học sinh vẫn coi trọng việc học đại học; tình trạng thiếu việc làm, nhu cầu tìm việc làm để tăng thêm thu nhập cải thiện đời sống là yêu cầu bức xúc của người lao động chưa qua đào tạo nghề nhất là lao động nữ khu vực nông thôn, ngoại thành.

 

Ông Trần Anh Tuấn trình bày xu hướng chọn ngành nghề của học sinh

Ông Trần Anh Tuấn trình bày xu hướng chọn ngành nghề của học sinh

 

Do đó, ông Tuấn đưa ra những đề xuất kiến nghị sau: Hoàn thiện và phát triển hệ thống Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động; Đầu tư phát triển các hoạt động tư vấn quan hệ doanh nghiệp, thông tin nghề nghiệp – việc làm, tư vấn, giới thiệu việc làm tại các trường, cơ sở đào tạo; quy định trách nhiệm các doanh nghiệp về thực hiện chế độ thông tin, báo cáo với các cơ quan chức năng quản lý nhà nước và phối hợp với tổ chức dự báo nhu cầu nhân lực, nhu cầu tuyển dụng lao động, theo số lượng và cơ cấu ngành nghề sử dụng lao động ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Để tạo nguồn đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội phải làm tốt công tác hướng nghiệp phải định hướng sự chú ý, kích thích sự hứng thú của học sinh, sinh viên vào những ngành nghề kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước cần phát triển; giúp học sinh, sinh viên tự đánh giá và kiểm nghiệm năng lực bản thân, sở trường, điều kiện để học nghề và tham gia thị trường lao động một cách tích cực phù hợp. Đồng thời, cần tiếp tục hoàn thiện “Quy hoạch phát triển nhân lực TP HCM giai đoạn 2011-2020”. Nghiên cứu xây dựng chính sách ưu đãi về đào tạo và thu hút nguồn nhân lực đối với những ngành nghề chủ lực của thành phố và các ngành khoa học xã hội. Để phát triển nghề nghiệp, người lao động phải có ý thức mở rộng kiến thức nghề nghiệp, nâng cao năng lực, tư duy khoa học, độc lập, lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, áp dụng công nghệ mới để không ngừng phát triển kỹ năng nghề nghiệp.

 

img

 

* Ông Lương Quốc Khanh – Chuyên viên phòng Giáo dục chuyên nghiệp và Đại học, Sở GD-ĐT TP HCM nêu rõ thực trạng công tác hướng nghiệp cho học sinh tại TP HCM. Theo đó, chỉ 20% học sinh có hiểu biết đầy đủ, 5% học sinh có hiểu biết về ngành chọn học, 75% học sinh thiếu hiểu biết về ngành chọn học. Nhận thấy tầm quan trọng của công tác hướng nghiệp đối với học sinh phổ thông (THPT, THCS), trong những năm gần đây, Sở GD-ĐT TP HCM đã có nhiều hoạt động và giải pháp để công tác này được các quản lý và trường học quan tâm đầy đủ.

 

Ông Lưu Quốc Khanh phản ánh thực trạng hướng nghiệp tại TP HCM

Ông Lưu Quốc Khanh phản ánh thực trạng hướng nghiệp tại TP HCM

 

Những hoạt động của sở đã và đang thực hiện: Tăng cường hướng nghiệp tại các trường THPT và THCS, phối hợp xây dựng đề án Trung tâm thông tin hướng nghiệp cho học sinh phổ thông và sinh viên khối trường chuyên nghiệp trên địa bàn TP HCM, ký kết, hợp tác với Trường ĐH Nguyễn Tất Thành về chương trình hợp tác giáo dục, phối hợp các cơ quan thông tin truyền thông trong công tác hướng nghiệp phân luồng...

 

Bà Phạm Thị Xuân Nguyệt – Giám đốc Nhân sự Công ty CSC

Bà Phạm Thị Xuân Nguyệt – Giám đốc Nhân sự Công ty CSC

 

* Cũng tại hội thảo, đại diện doanh nghiệp là bà Phạm Thị Xuân Nguyệt – Giám đốc Nhân sự Công ty CSC - cho biết hiện công ty CSC hiện có 90.000 nhân viên, trong đó nhân sự của Việt Nam được đánh giá cao. Tuy nhiên, bà Nguyệt cũng lưu ý vài điểm về nhân sự công nghệ thông tin ở nước ta:

- Sinh viên cần tăng cường khả năng tiếng Anh dù so với 10 năm trước, kỹ năng ngoại ngữ của sinh viên Việt Nam đã có sự tiến bộ.

- Một vấn đề được bà Nguyệt đưa ra nữa đối với sinh viên là khả năng thích ứng với sự thay đổi của công nghệ. Sinh viên cần tìm tòi, tự học thêm rất nhiều, nếu không sẽ khó theo được nghề.

- Cuối cùng, sinh viên cần đi hết đam mê của mình, đây là tố chất cần thiết để thành công.

Về vấn đề hướng nghiệp, bà Nguyệt cho rằng nước ta cần thực hiện công tác hướng nghiệp thật sớm để được bồi dưỡng đầy đủ. Chờ lên THPT mới làm công tác hướng nghiệp thì hơi muộn!

 

TS Nguyễn Đức Nghĩa – Phó Giám đốc ĐHQG TP HCM

TS Nguyễn Đức Nghĩa – Phó Giám đốc ĐHQG TP HCM

 

* Tiếp theo, TS Nguyễn Đức Nghĩa – Phó Giám đốc ĐHQG TP HCM cung cấp đầy đủ các thông tin quanh Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia 2015. Theo đó, kỳ thi sẽ được tổ chức theo cụm, gồm: Cụm thi liên tỉnh. Cả nước có 34 cụm (qui mô khoảng 20 – 30 ngàn thí sinh/cụm); Các cụm thi do các trường ĐH chủ trì tổ chức, Sở GD-ĐT phối hợp, chỉ có các địa phương khó khăn mới có cụm thi của địa phương.

Về hồ sơ đăng kí dự thi (HSĐKDT), TS Nghĩa lưu ý những điểm khác biệt thí sinh và giáo viên cần chú ý như: Không đặt vấn đề thi vào trường nào mà chỉ đăng ký thi môn thi nào, cụm thi nào, mục đích dự thi. Thí sinh (TS) sẽ đăng kí dự thi tại trường THPT đang học.

TS tự do đăng kí thi tại địa điểm do sở GD-ĐT quy định Thời gian tổ chức kỳ thi THPT quốc gia vào đầu tháng 7 (ngày 1, 2, 3, 4 tháng 7-2015) giống như thời gian tổ chức kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ những năm trước đây

Về cấu trúc đề thi, về cơ bản không khác so với đề thi kì thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ 2014. Về môn thi: để được xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ các thí sinh thuộc nhóm 1 và nhóm 2 sẽ phải thi tối thiểu 4 môn, trong đó 3 môn bắt buộc là toán, văn, ngoại ngữ. Môn thứ tư được chọn trong số 5 môn: lý, hóa, sinh, sử, địa. Thí sinh không học môn ngoại ngữ hoặc học trong điều kiện không đảm bảo chất lượng được chọn môn thi thay thế môn ngoại ngữ trong số các môn tự chọn. Thí sinh nhóm 3 chỉ phải dự thi các môn thi theo yêu cầu của ngành, trường mà thí sinh đăng ký xét tuyển (phổ biến là 3 môn). Thí sinh chọn từ 5 môn trở lên sẽ là phổ biến, thậm chí dự đoán các học sinh càng giỏi sẽ đăng ký dự thi càng nhiều môn để tăng cơ hội xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ.

 

img

 

Theo báo cáo của 428 trường ĐH, CĐ thì gần như tất cả các trường sẽ sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để làm căn cứ xét tuyển. Tuy nhiên, nếu chia theo mức độ sử dụng thì có hai nhóm: 235 trường (135 trường ĐH, học viện và 100 trường CĐ) chỉ sử dụng kỳ thi THPT quốc gia, 192 trường (81 trường ĐH và 111 trường CĐ) vừa sử dụng kỳ thi THPT quốc gia, vừa sử dụng kết quả học tập để xét tuyển, theo phương thức một phần nọ một phần kia.

* ThS Hoàng Đức Bình, Giám đốc Truyền thông – Tuyển sinh Trường ĐH Hoa Sen - nêu vai trò của trường phổ thông, trường ĐH và doanh nghiệp. Theo thầy Bình, hướng nghiệp là công tác không chỉ dành cho HS phổ thông, mà cả cho sinh viên đại học, kể cả sau khi tốt nghiệp. 3 loại thông tin cơ bản khi chọn nghề gồm: Thông tin về thị trường lao động nơi mình sẽ tham gia lao động với nghề sau này; thông tin liên quan đến nghề mà bản thân lựa chọn; thông tin về đặc điểm tâm lý của bản thân.

 

ThS Hoàng Đức Bình, Giám đốc Truyền thông – Tuyển sinh Trường ĐH Hoa Sen

ThS Hoàng Đức Bình, Giám đốc Truyền thông – Tuyển sinh Trường ĐH Hoa Sen

 

ThS Bình trình bày tam giác hướng nghiệp, trong đó, trường học giúp định hướng cho các em, cung cấp yêu cầu cụ thể từ nghề, các chuyên gia tư vấn những đặc điểm nhân cách cá nhân và doanh nghiệp làm nhiệm vụ tuyển chọn, đưa ra yêu cầu cho sinh viên.

Để kết nối 3 bên, các trường nên thực hiện các hoạt động như: CLB cựu học sinh- sinh viên, trải nghiệm kỹ năng sống ngay tại doanh nghiệp, các trường ĐH và trường THPT tổ chức, doanh nghiệp tham gia chương trình hướng nghiệp cho học sinh phổ thông.

 

TS Trần Đình Lý – Trưởng Phòng đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TP HCM

TS Trần Đình Lý – Trưởng Phòng đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TP HCM

 

Lúc 11 giờ 15, TS Trần Đình Lý – Trưởng Phòng đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TP HCM - phát biểu về vấn đề định hướng nghề nghiệp và công cụ trắc nghiệm của John Holland. Theo đó, bối cảnh đặt ra là 60% sinh viên tốt nghiệp cần được đào tạo lại, bổ sung/liên thông (lên/xuống). Theo đó, các quan ngại dễ thấy nhất hiện nay ở thị trường lao động Việt Nam là nhiều lao động thiếu trình độ, thái độ làm việc… Do đó, 10 kỹ năng cần cho sinh viên tốt nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa gồm: kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng vi tính kỹ năng huấn luyện, kỹ năng toán và khoa học, kỹ năng quản lý tiền bạc, kỹ năng quản lý thông tin, kỹ năng ngoại ngữm kỹ năng quản trị kinh doanh.

Theo Viện Nghiên cứu giáo dục, 83% ra trường thiếu kỹ năng mềm và 37% sinh viên ra trường thất nghiệp do thiếu kỹ năng mềm.

Bộ công cụ định hướng nghề nghiệp John Holland giúp các bạn trẻ tự khám phá bản thân trước khi chọn ngành, nghề, trường ĐH, CĐ hay chuẩn bị tìm kiếm việc làm. Bộ công cụ này được xây dựng dựa trên lý thuyết dày công tìm hiểu, Lý thuyết này dựa trên 8 luận điểm, trong đó có 2 luận điểm chính: Hầu như ai cũng được xếp vào 1 trong 6 loại người (người có tính xã hội, người thích nghiên cứu, người dám nghĩ dám làm, người công chức, người có tính nghệ sĩ, người thực tế) và có 6 môi trường hoạt động tương ứng với 6 loại người khác nhau.

Thảo luận, kiến nghị cấp trên:

- Thầy Bùi Gia Hiếu - Hiệu trưởng Trường Nhân Việt: Học sư phạm - cho biết trong quá trình hướng nghiệp, trường gặp nhiều khó khăn về công tác hướng nghiệp. Từ đó, thầy đề nghị công tác hướng nghiệp nên được thực hiện từ THPT, tập huấn hướng nghiệp cho đội ngũ thầy cô như tập huấn chuyên môn.

 

Ông Bùi Gia Hiếu

Ông Bùi Gia Hiếu

 

- Thầy Lê Thanh Tùng - Trường ĐH Hoa Sen: Đồng tình với việc hướng nghiệp ngay từ trung học. Theo thầy, ở các nước phương Tây có ngày con cái được trải nghiệm theo cha mẹ đi làm. "Chúng ta có nên đưa chính sách quốc gia giúp học sinh trải nghiệm việc làm yêu thích ngay từ nhỏ?".

- Thầy Bùi Trí Viễn, Trường THPT Trí Đức: Đề nghị Bộ GD-ĐT nên phổ biến sớm quy hoạch, tổ chức các cụm thi, cấu trúc, nội dung đề thi, nên cụ thể hóa hơn.

 

Một giảng viên của ĐH Hoa Sen phát biểu

Một giảng viên của ĐH Hoa Sen phát biểu

 

- Cô Nguyễn Thị Kim Anh (THCS-THPT Đinh Thiện Lý): Đang làm mạnh phần tuyển sinh mà không chú ý công tác hướng nghiệp. Đề nghị lãnh đạo Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT đào tạo đội ngũ chuyên hướng nghiệp. Nếu các trường THPT công lập, các thầy cô có thời gian đi tập huấn công tác hướng nghiệp hay không? Nếu có giải pháp khác, cô Kim Anh hiến kê thay vì đào tạo tập trung, có thể đào tạo tại chức cho nguồn nhân lực tư vấn hướng nghiệp.

 

Một giáo viên trình bày lo lắng về kỳ thi THPT quốc gia và chương trình đào tạo hướng nghiệp hiện nay

Các giáo viên trình bày lo lắng về kỳ thi THPT quốc gia và chương trình đào tạo hướng nghiệp hiện nay

 

img

 

 

img

 

- ThS Hoàng Đức Bình, Giám đốc Truyền thông – Tuyển sinh Trường ĐH Hoa Sen: Nếu chúng ta có đầy đủ tài liệu, có thời gian, các thầy cô có thể tự thực hiện công tác hướng nghiệp ngay trong mùa này trong khi chờ chính sách nhà nước.

- TS Nguyễn Đức Nghĩa cho biết ông ghi nhận ý kiến của các thầy cô và sẽ kiến nghị với cấp trên để kỳ thi diễn ra tốt đẹp.

 

TS Nguyễn Đức Nghĩa giải đáp thắc mắc của giáo viên

TS Nguyễn Đức Nghĩa giải đáp thắc mắc của giáo viên

 

Dù hội thảo đã kéo dài đến 13 giờ 30, nhưng hầu hết giáo viên đều nán lại đến giờ phút cuối cùng và nhiều giáo viên còn tiếc nuối vì thời gian có hạn nên chưa thể nói hết băn khoăn của mình về công tác hướng nghiệp. Ông Nguyễn Văn Tín, Phó Tổng Biên tập Báo Người Lao Động cho biết với vai trò của một cơ quan truyền thông, báo Người Lao Động sẽ ghi nhận các ý kiến tại hội thảo và phản ánh lên mặt báo để những ý kiến của các thầy cô tại hội thảo được ghi nhận ở cấp cao hơn.

Hội thảo nàylà bước khởi động chương trình “Đưa trường học đến thí sinh 2015” của Báo Người Lao Động - sẽ chính thức diễn ra từ ngày 17-1-2015 tại 9 tỉnh, thành. Đây là chương trình tư vấn hướng nghiệp và tuyển sinh hằng năm của Báo Người Lao Động, đã diễn ra 13 năm qua, thu hút sự tham gia của hàng trăm trường ĐH, CĐ và hàng triệu lượt học sinh.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo