xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hơn 60% sinh viên có dấu hiệu căng thẳng sau sang chấn

Bài và ảnh: Nguyễn Thuận

Sau đại dịch COVID-19, tỉ lệ các vấn đề về sức khỏe tâm thần đã gia tăng, bao gồm tỉ lệ mắc trầm cảm, rối loạn lo âu, ý định tự tử. Trước thực tiễn đó, ngày 30-9, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH-NV) - ĐHQG TP HCM đã tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề "Đại dịch COVID-19: Những vấn đề đặt ra với công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần".

Tại đây, nhiều bài nghiên cứu khoa học về vấn đề sức khỏe tâm thần được thảo luận, thu hút sự quan tâm của hàng trăm giảng viên, sinh viên trong và ngoài ĐHQG TP HCM.

Trong dự án nghiên cứu khoa học về ảnh hưởng đại dịch COVID-19 tới rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) ở sinh viên của nhóm tác giả giảng viên Khoa Tâm lý, Trường ĐH KHXH-NV - ĐHQG TP HCM gồm TS Lê Thị Mai Liên, TS Nguyễn Thị Thanh Tùng; sinh viên Khoa Tâm lý Nguyễn Ngọc Thu Trang, Lê Thạch Huyền Trân đã chỉ rõ những vấn đề sinh viên gặp phải.

Cụ thể, TS Lê Thị Mai Liên cho biết trong 228 sinh viên đến từ các trường ĐH ở TP HCM tham gia khảo sát đánh giá mức độ ảnh hưởng của đại dịch lên đời sống tinh thần sinh viên, kết quả cho thấy 138 sinh viên (chiếm 60,53%) đạt ngưỡng có thể chẩn đoán bị PTSD.

Hơn 60% sinh viên có dấu hiệu căng thẳng sau sang chấn - Ảnh 1.

Các nhóm nghiên cứu trình bày tham luận tại Hội thảo Khoa học với chủ đề “Đại dịch COVID-19: Những vấn đề đặt ra với công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần”

"Các triệu chứng PTSD bộc lộ cao nhất ở các sinh viên năm hai, với các triệu chứng xâm nhập, né tránh, tăng nhạy cảm quá mức. Trong đó, triệu chứng xâm nhập phổ biến hơn 2 triệu chứng kia, người bệnh sẽ không tự chủ được, hay hồi tưởng về ký ức đau buồn, lặp đi lặp lại…" - TS Liên cho biết.

Dựa vào kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đưa ra 3 nhóm giả pháp, gồm: nhà trường cần sàng lọc định kỳ để phát hiện sinh viên gặp vấn đề về tinh thần; gia đình, giảng viên cần tăng thêm sự quan tâm cho sinh viên; nhà nước nên triển khai những chính sách hỗ trợ tài chính, thực phẩm cho sinh viên trong tình huống khó khăn, tăng cường những chương trình hỗ trợ tâm lý cho sinh viên.

Thông tin tại hội thảo, TS Phan Thanh Định, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH-NV - ĐHQG TP HCM, cho hay các nghiên cứu chỉ ra thời điểm cuối năm 2020, các vấn đề sức khỏe tâm thần của người dân cao gấp 3 lần so với cuối năm 2019, gây ra những hậu quả nặng nề, tiêu cực đến đời sống người dân.

"Nhà trường mong muốn thông qua hội thảo lần này sẽ đánh giá lại thực trạng sức khỏe tâm thần của người dân. Từ đó, đề xuất những giải pháp hỗ trợ nhóm dễ bị tổn thương một cách hiệu quả dựa trên nghiên cứu thực chứng" - TS Định nhấn mạnh. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo