xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Học hoạt động trải nghiệm... trên giấy

Bài và ảnh: Đặng Trinh

Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là môn học bắt buộc, độc lập trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, mặc dù vậy qua 3 năm triển khai vẫn còn nhiều bất cập, lúng túng

Đang trong kỳ kiểm tra kết thúc học kỳ I, nhiều phụ huynh TP HCM ngỡ ngàng với đề thi môn trải nghiệm. Có nơi lấy hoạt động trải nghiệm ngoài lớp học để lấy điểm, có nơi lại yêu cầu học sinh (HS) học thuộc lòng đề cương, câu hỏi mà giáo viên (GV) đã soạn sẵn.

Mỗi nơi tổ chức một kiểu

Qua 3 năm triển khai, môn học hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại các cơ sở giáo dục vẫn còn luẩn quẩn khi thiếu đội ngũ GV chuyên trách giảng dạy, cách kiểm tra, đánh giá theo hướng mở càng khiến các trường mỗi nơi tổ chức một kiểu.

Chị Thùy Trang, phụ huynh một trường liên cấp tại quận 7, cho biết con chị đang học lớp 7, tuần vừa qua cô giáo cho một bộ đề cương có soạn trước câu trả lời, yêu cầu HS về nhà ôn tập, học thuộc trong đó vì đề thi sẽ ra trong phạm vi đề cương này. Phụ huynh này thắc mắc, tên môn học là trải nghiệm nhưng trong suốt học kỳ vừa qua, không thấy nhắc đến HS được... trải nghiệm những gì, ít nhất cũng phải có hoạt động liên quan đến thực hành, thực tế, còn nếu chỉ là lý thuyết, HS học theo đề cương, câu hỏi GV soạn sẵn thì còn gọi gì là môn trải nghiệm.

Học hoạt động trải nghiệm... trên giấy - Ảnh 1.

Học sinh cần có những hoạt động trải nghiệm thực chất vì đây là môn học có kiểm tra, đánh giá cuối kỳ

Tại nhiều cơ sở giáo dục, nhiều GV ví von đây là môn học "tự do" nhất vì ai dạy cũng được, kiểm tra, đánh giá thế nào cũng xong.

Dù có nhiều quy định, hướng dẫn trong cách kiểm tra, đánh giá môn học này nhưng nhiều cơ sở giáo dục thừa nhận còn lúng túng khi tổ chức thực hiện. Phó hiệu trưởng một trường THCS tại quận Tân Bình cho biết hầu hết các trường chọn cách xây dựng chuyên đề sinh hoạt dưới cờ là một trong số những chuyên đề của môn học này. Nhưng ngoài chuyên đề này ra, việc xây dựng các chủ đề khác khiến GV lúng túng.

"Mỗi tổ bộ môn được giao xây dựng một chuyên đề theo môn học, sau đó ráp lại và giảng dạy. Khi kiểm tra, đánh giá thì cũng thực hiện theo cách đó, mỗi tổ ra câu hỏi theo chuyên môn của mình. Có những nơi chọn cách dễ hơn là đưa HS đi trải nghiệm, sau đó viết thu hoạch, tổng kết nhưng cách này không phải phụ huynh nào cũng đồng thuận vì đòi hỏi phải có kinh phí" - vị này cho biết.

Rạch ròi hoạt động ngoại khóa và môn học trải nghiệm

Bà Nguyễn Thị Thanh Trúc, Hiệu trưởng Trường THPT Dương Văn Thì (TP Thủ Đức), cho biết nhà trường phân định rõ 2 hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và tiết học ngoài nhà trường (ngoại khóa) là 2 hoạt động khác nhau. Ở môn học trải nghiệm, có GV xây dựng các chuyên đề theo yêu cầu, soạn giáo án để tổ chuyên môn cùng thảo luận. "Trong các chuyên đề của môn học, có thể có chuyên đề cho HS trải nghiệm tại lớp học, trải nghiệm ở không gian ngoài lớp học" - bà Trúc nói.

Ông Võ Thanh Toàn, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Thủ Đức (TP Thủ Đức), cho hay nhà trường tổ chức giảng dạy theo phân phối chương trình 3 tiết/tuần. Ông Toàn cũng cho rằng bất cứ môn học nào mà cần phải thực hành, trải nghiệm thì càng trực quan, sinh động càng tốt cho HS nhưng tùy theo điều kiện ở mỗi trường để triển khai, miễn đáp ứng chuẩn kiến thức, kỹ năng cho HS theo yêu cầu. Không riêng gì môn hoạt động trải nghiệm, ở phần thực hành môn lý, hóa theo yêu cầu Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 phải có dụng cụ thí nghiệm. Nhưng khi mua sắm các bộ thí nghiệm lớn, nhà trường liên hệ trung tâm thiết bị trường học nhưng giá đến hơn 60 triệu đồng/bộ, mỗi khối lớp cần ít nhất 3 bộ, như vậy trường sẽ không đủ khả năng. "Bắt buộc phải mua thiết bị giá rẻ và thực hành thí nghiệm ảo. Dù không được thực hành trực tiếp, không được trải nghiệm thực tế nhưng cố gắng để HS có được kiến thức cần thiết" - ông Toàn cho biết. 

GV được phân công phải có năng lực chuyên môn phù hợp

Theo yêu cầu của Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được tổ chức trong và ngoài lớp học, trong và ngoài nhà trường theo từng quy mô nhóm, lớp học, khối lớp... GV được phân công đảm nhận nội dung hoạt động nào phải có năng lực chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động đó; phân định rõ nhiệm vụ thực hiện chương trình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp với nhiệm vụ của GV làm chủ nhiệm lớp theo quy định hiện hành, đồng thời tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp theo quy định.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo