26/07/2018 14:28

Hàng chục sinh viên bị đuổi học vì nộp giấy chứng nhận y tế giả

(NLĐO) – 18 sinh viên đã bị đuổi học khỏi trường Melbourne (Úc) vì sử dụng giấy chứng nhận y tế giả.

Hội sinh viên trường Melbourne cho biết các sinh viên này thường xuyên xin nghỉ vì bị bệnh nhưng lại không trực tiếp đến bác sĩ hoặc các cơ sở y tế. Những sinh viên này lên các trang mạng xã hội như Reddit, Yeeyi, Baidu và WeChat nhằm tìm người giả vờ làm bác sĩ.

Hàng chục sinh viên bị đuổi học vì nộp giấy chứng nhận y tế giả - Ảnh 1.

Sinh viên quốc tế thường bị áp lực rất lớn về phía gia đình

Theo báo cáo, lượng sinh viên yêu cầu trợ giúp pháp lý từ Hội Sinh viên ĐH Melbourne sau khi bị vỡ lỡ chuyện giả mạo hồ sơ y tế đã tăng từ 8 trường hợp trong năm 2014 lên 21 trong nửa đầu năm 2018.

Các sinh viên bị đuổi học này đang học ở 5 khoa khác nhau của trường. Khoảng một nửa trong số các trường hợp bị trường xử lý đã bị đuổi hẳn. 6 trường hợp đang chờ kháng nghị lên hội đồng học thuật.

Bà Phoebe Churches - người quản lý về giáo dục và pháp lý của Trường ĐH Melbourne - cho biết vì các sinh viên quốc tế không có quyền được hưởng gói phúc lợi miễn phí Medicare nên tìm giấy chứng nhận y tế giả. "Chi phí khám sức khỏe cho sinh viên quốc tế có thể lên đến 100 USD, tạo điều kiện cho thị trường chứng nhận sức khỏe giả phát triển chỉ với 20 USD cho mỗi hồ sơ",  bà Churches nói.

Giấy chứng nhận y tế được sử dụng làm bằng chứng nhằm xem xét các trường hợp đặc biệt, có thể cho phép học sinh được làm bài kiểm tra lại.

Theo Chủ tịch Hội sinh viên ĐH Melbourne Desiree Cai, sinh viên quốc tế thường bị áp lực rất lớn từ phía gia đình vì bố mẹ đã hy sinh một khoản tiền lớn để con được du học. "Việc buộc đình chỉ học sẽ cắt đứt con đường tương lai của nhiều người. Nó không chỉ khiến các gia đình sinh viên mang gánh nặng lớn về tài chính mà còn khiến những sinh viên này và gia đình của họ mất mặt", Chủ tịch Hội sinh viên ĐH Melbourne Desiree Cai nói.

Nộp giấy chứng nhận sức khỏe giả mạo cho trường là hành vi sai trái nghiêm trọng của sinh viên, thậm chí trong một số trường hợp bị tính là hình thức gian lận. Các trường ĐH sẽ đưa ra mức kỷ luật khác nhau dựa vào quy định riêng và nỗ lực của sinh viên.

Hiện chưa xác định có bao nhiêu trong tổng số 18 sinh viên bị đuổi học năm nay là sinh viên quốc tế. Tuy nhiên, trường ĐH này đang lo ngại về vấn đề toàn vẹn học thuật ở nhiều cấp độ. Đại diện hội sinh viên cho biết sở dĩ trường thắt chặt vấn nạn giả giấy chứng nhận y tế là vì ngăn chặn việc giả tài liệu để đạt lợi thế về mặt học tập.

Lê Thoa (Theo The Age)

Tin liên quan

Viết bình luận

Trường ĐH Cửu Long trao bằng tốt nghiệp cho 560 tân cử nhân
10/6/2023 548 1k
(NLĐO) - Ngày 10-6, Trường ĐH Cửu Long long trọng tổ chức lễ bế giảng và trao bằng tốt nghiệp cho 560 tân cử nhân đại học hệ vừa làm vừa học các ngành Điều dưỡng và Kỹ thuật xét nghiệm y học, niên khóa 2020-2023.
Thi ngữ văn lớp 10 công lập Hà Nội: Học sinh khá, giỏi có thể được 8-9 điểm
10/6/2023 548 1k
(NLĐO) - Đề thi ngữ văn của kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Hà Nội được đánh giá vừa sức. Học sinh trung bình có thể làm được 6,5-7 điểm, các bạn học khá, giỏi đạt 8-9 không quá khó khăn
Thi vào lớp 10 công lập ở Hà Nội: Đề thi ngữ văn có "dễ thở" với 115.000 thí sinh?
10/6/2023 548 1k
(NLĐO) - Sáng nay 10-6, gần 115.000 thí sinh bước vào môn thi ngữ văn, môn thi đầu tiên của kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập năm học 2023-2024
Sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội sáng tạo nhiều sản phẩm hữu ích
9/6/2023 548 1k
(NLĐO) - Các sản phẩm nghiên cứu sáng tạo của sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội giải quyết nhiều bài toán thực tế của đời sống
TP HCM: Giáo viên nam bị tố quấy rối nhiều nữ sinh

TP HCM: Giáo viên nam bị tố quấy rối nhiều nữ sinh

(NLĐO)- Một giáo viên nam của Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Nhà Bè, TP HCM) bị tố cáo có hành vi quấy rối nhiều nữ sinh, sau đó đe dọa không cho mách với gia đình