xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đừng vì đậu đại học mà bỏ quên đam mê!

Huy Lân - Nguyễn Thuận

Thí sinh nên cân nhắc kỹ mong muốn của bản thân, đừng vì "vé" đậu ĐH mà chấp nhận học những ngành mình không đam mê để rồi khi vào học lại bỏ ngang, hay khi ra trường không hứng thú với công việc

Trong khuôn khổ chương trình "Đưa trường học đến thí sinh" - năm 2020, chiều 6-10, Báo Người Lao Động tổ chức buổi tư vấn tuyển sinh với chủ đề "Làm gì sau khi biết điểm chuẩn?". Các chuyên gia cùng nhìn lại mức điểm chuẩn mà các trường ĐH vừa công bố, tư vấn thủ tục đăng ký nguyện vọng (NV) bổ sung, thủ tục nhập học và chia sẻ với các thí sinh về con đường tới thành công mà không nhất thiết phải học ĐH…

Điểm chuẩn tăng cao: Không bất ngờ!

Từ chiều 4 và 5-10, các trường ĐH, học viện công bố điểm chuẩn theo phương thức xét tuyển từ điểm thi tốt nghiệp THPT. Bức tranh điểm chuẩn năm nay tăng "nóng" ở khối ngành kinh tế, y dược, công nghệ thông tin. Tuy vậy, các chuyên gia cho rằng điểm chuẩn năm nay đã được dự báo sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố phổ điểm các môn, phổ điểm các tổ hợp môn.

ThS Nguyễn Bá Anh, Phó trưởng Phòng Truyền thông - Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, cho biết điểm chuẩn khối ngành sức khỏe luôn cao, ở những trường tốp đầu, điểm chuẩn càng cao nên không có gì bất ngờ về điểm chuẩn năm nay.

Theo TS Trần Đình Lý, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TP HCM, có 5 lý do cơ bản khiến điểm chuẩn nhiều trường, ngành tăng. Đó là do đề thi không quá khó; những ngành "hot" được nhiều thí sinh đăng ký; chỉ tiêu tuyển sinh bằng phương thức tuyển thẳng, xét tuyển kết hợp của các trường tốp 1 cao nên chỉ tiêu của phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT không còn nhiều; những thí sinh có điểm ưu tiên đối tượng, khu vực cũng ảnh hưởng đến điểm chuẩn; những ngành mũi nhọn, đào tạo tiên phong, đầu tư mạnh nhưng chỉ tiêu ít và thậm chí miễn phí học phí nên rất thu hút thí sinh.

TS Lê Thị Thanh Mai, Trưởng Ban Công tác sinh viên - ĐHQG TP HCM, nhận định năm nay là 1 năm rất đặc biệt do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên chương trình THPT được giảm tải và mục đích chính của kỳ thi là để xét tốt nghiệp nên độ khó của đề thi không bằng năm trước.

Theo TS Trương Tiến Sĩ, chuyên gia tư vấn hướng nghiệp, giảng viên Trường ĐH Ngân hàng TP HCM, điểm chuẩn năm nay nằm trong dự báo chung của các chuyên gia trước khi thí sinh tiến hành thay đổi NV nhưng nhiều thí sinh có điểm thi cao vẫn rớt vì có phần chủ quan, đổ dồn NV vào ngành "hot", trường "hot" mà không đánh giá được mức điểm chuẩn có thể xảy ra. Các em thường tính theo kiểu lấy điểm chuẩn năm 2019 cộng thêm 1 đến 2 điểm rồi đặt NV. Cách này không sai vì bộ không giới hạn số lượng NV nhưng các thí sinh lẽ ra cần thêm những NV mang tính dự phòng để bảo đảm đậu.

Đừng vì đậu đại học mà bỏ quên đam mê! - Ảnh 1.

Các chuyên gia trao đổi trong buổi tư vấn chiều 6-10 tại hội trường Báo Người Lao Động. Ảnh: TẤN THẠNH

Cơ hội nào trong đợt xét tuyển bổ sung?

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết xét tuyển đợt 1 có 161 trường tuyển đủ chỉ tiêu, nếu tính từ mức đạt 70% chỉ tiêu trở lên thì con số này lên tới 205 (chiếm 66,55% số đơn vị tuyển sinh), có 83 trường có tỉ lệ trúng tuyển dưới 50%. Điều này đồng nghĩa việc thí sinh không còn nhiều sự lựa chọn xét tuyển như đợt 1.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng thí sinh vẫn có cơ hội ở những trường xét tuyển bổ sung. ThS Nguyễn Bá Anh thông tin những trường ĐH xét tuyển bổ sung thường không nhiều, ngành "hot" cũng không còn nhưng quan trọng là các em chọn ngành phù hợp với bản thân. Trường ĐH Nguyễn Tất Thành sau khi có kết quả nhập học sẽ công bố thông tin có tuyển bổ sung hay không. Ngay từ bây giờ, các em có thể đến trường để tìm hiểu, để được tư vấn xét tuyển. Tất cả nhóm ngành của trường đều có xét tuyển bằng học bạ.

Tại Trường ĐH Nông Lâm TP HCM, TS Trần Đình Lý cho biết cơ hội xét tuyển bổ sung chỉ còn ở nhóm ngành lâm nghiệp. Nhưng nếu thí sinh không đậu ở cơ sở chính vẫn còn cơ hội học ở cơ sở phân hiệu của trường tại Gia Lai, Ninh Thuận vì nơi đây còn tuyển bổ sung nhiều ngành. 

Lưu ý đối với thí sinh trúng tuyển

TS Lê Thị Thanh Mai khuyến cáo các thí sinh nếu trúng tuyển nên làm thủ tục nhập học đúng thời gian quy định, sau 17 giờ ngày 10-10, nếu thí sinh không đến làm thủ tục nhập học thì xem như không tham gia học. Ngoài ra, các trường ĐH sẽ được quyền chủ động tuyển sinh bổ sung, công bố kết quả vào ngày 15-10, thí sinh vẫn còn cơ hội đậu ĐH nhưng không còn nhiều trường để lựa chọn.

"Các thí sinh nên cân nhắc kỹ mong muốn của bản thân, đừng vì vé đậu ĐH mà chấp nhận học những ngành mình không đam mê để rồi khi vào học lại bỏ ngang, hay khi ra trường không hứng thú với công việc mình lựa chọn. Quan trọng nhất vẫn là đam mê và sở thích của bản thân với ngành nghề nào" - TS Thanh Mai nhấn mạnh.

TÀI TRỢ CHÍNH


Đừng vì đậu đại học mà bỏ quên đam mê! - Ảnh 3.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo