xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Đưa trường học đến thí sinh" năm 2022: Đổi mới, tăng chất hướng nghiệp

Nhóm Phóng viên

Chương trình "Đưa trường học đến thí sinh" năm 2022 kết hợp tư vấn cho học sinh và tập huấn hướng nghiệp cho giáo viên nhằm lan tỏa và đạt hiệu quả cao nhất trong tư vấn, hướng nghiệp trước mùa thi

Hôm nay (16-4), tại TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Báo Người Lao Động tổ chức chương trình "Đưa trường học đến thí sinh". Đây là chương trình mở màn trong chuỗi chương trình "Đưa trường học đến thí sinh" năm 2022. Chương trình được Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Nai truyền hình trực tiếp (ĐN1) và được tường thuật trực tiếp trên Báo Người Lao Động điện tử (nld.com.vn).

Kết hợp nhiều chương trình trực tiếp, trực tuyến

Năm 2022 - năm thứ 21 Báo Người Lao Động tiếp tục tổ chức chương trình "Đưa trường học đến thí sinh" theo hình thức trực tiếp và trực tuyến. Chương trình được tổ chức trực tiếp tại Đồng Nai (ngày 16-4), Long An (23-4), Quảng Nam (7-5), Khánh Hòa (14-5). Sau 4 chương trình này, Báo Người Lao Động tiếp tục tổ chức các chương trình tư vấn trực tuyến tại nld.com.vn.

Chương trình quy tụ đội ngũ chuyên gia tư vấn hùng hậu và giàu kinh nghiệm đến từ các trường ĐH, CĐ hàng đầu phía Nam. Đặc biệt, năm nay, chương trình có sự tham gia của đại diện Vụ Giáo dục ĐH - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) để thông tin chính xác, kịp thời nhất về thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2022 và giúp học sinh (HS) THPT chọn nghề, chọn ngành, chọn trường phù hợp.

Đưa trường học đến thí sinh năm 2022: Đổi mới, tăng chất hướng nghiệp - Ảnh 1.

TS Lê Thị Thanh Mai, ĐHQG TPHCM, tư vấn cho các học sinh tỉnh Bình Thuận trong chương trình “Đưa trường học đến thí sinh” năm 2021 Ảnh: TẤN THẠNH

Ông Đỗ Huy Khánh, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Nai, cho rằng trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, HS có cơ hội tiếp cận nhiều thông tin nhưng cái khó là sự thẩm định và chắt lọc thông tin. Việc Báo Người Lao Động đứng ra tổ chức chương trình là rất chính thống nên Sở GD-ĐT ủng hộ. Qua chương trình này, HS lớp 12 sẽ nắm bắt được nhiều thông tin bổ ích cho quyết định chọn nghề, chọn ngành, chọn trường trong thời gian tới.

TS Lê Trung Đạo, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính - Marketing, đánh giá chương trình "Đưa trường học đến thí sinh" do Báo Người Lao Động tổ chức là cầu nối đáng tin cậy giúp phụ huynh, các em HS THPT và các trường ĐH, CĐ có cơ hội tương tác để trao đổi thông tin về hoạt động tuyển sinh ĐH, CĐ hằng năm. Trước sự bùng nổ và phát triển của các hoạt động truyền thông, việc có một kênh thông tin uy tín, nhanh chóng và thiết thực giúp phụ huynh và HS được giải đáp những thắc mắc, có thêm thông tin về các ngành nghề đào tạo, các trường ĐH, CĐ, các phương thức xét tuyển, liên quan kỳ thi tốt nghiệp THPT, Quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT...

Đậm chất hướng nghiệp

Cùng với chuỗi chương trình tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh cho HS, năm nay Báo Người Lao Động kết hợp tổ chức 3 chương trình tập huấn hướng nghiệp cho giáo viên các tỉnh, thành. Hàng trăm giáo viên làm công tác hướng nghiệp sẽ được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hướng nghiệp từ các chuyên gia hướng nghiệp giàu kinh nghiệm đến từ Bộ GD- ĐT, các trường ĐH... Tại Đồng Nai, chương trình tập huấn hướng nghiệp có sự đồng hành của TS Phạm Như Nghệ, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH - Bộ GD-ĐT, TS Lê Thị Thanh Mai (ĐHQG TP HCM) và sự tham dự của khoảng 150 giáo viên làm công tác hướng nghiệp tại các trường THPT của tỉnh Đồng Nai.

TS Trần Đình Lý, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TP HCM, nhận xét trong các chương trình do các báo tổ chức, chương trình của Báo Người Lao Động mang đậm chất hướng nghiệp. "Khi tham gia chương trình "Đưa trường học đến thí sinh", chúng tôi mong muốn lan tỏa đến các HS càng nhiều thông tin định hướng nghề nghiệp rõ ràng càng tốt, phù hợp, bền vững, giảm/tránh được sự lãng phí lớn cho bản thân, gia đình và cao hơn là lãng phí xã hội. Và đến nay, rất vui là công tác tư vấn hướng nghiệp đã được các bên chú trọng và xem đó làm gốc" - ông Lý nhận định.

"Tôi cho rằng "Đưa trường học đến thí sinh" là một chương trình rất cần thiết, bổ ích cho xã hội. Điều này còn giúp phụ huynh và HS có được những thông tin chính xác nhất trong quá trình cân nhắc lựa chọn ngành nghề, môi trường học tập phù hợp với năng lực, sở thích, điều kiện kinh tế gia đình của các thí sinh" - TS Lê Trung Đạo nói.

Chương trình "Đưa trường học đến thí sinh" năm 2022 nhận được sự đồng hành của các đơn vị: Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền, Công ty Cổ phần Thương mại và Truyền thông Thời Đại (Sun Group), Trường Cao đẳng Nova (Nova College), Tập đoàn Vingroup - công ty cổ phần; Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh TP HCM và Công ty Cổ phần Uniben. 

Lực lượng tư vấn hùng hậu tại Đồng Nai

Chương trình khai mạc "Đưa trường học đến thí sinh" năm 2022 tổ chức tại Trường ĐH Đồng Nai sáng 16-4 quy tụ ban tư vấn hùng hậu gồm: TS Phạm Như Nghệ, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH - Bộ GD-ĐT; TS Nguyễn Đức Nghĩa - nguyên Phó Giám đốc ĐHQG TP HCM, Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng nghề nghiệp; TS Lê Trung Đạo, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính - Marketing; PGS-TS Bùi Hoài Thắng, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa - ĐHQG TP HCM; TS Nguyễn Trung Nhân, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP HCM; ThS Trần Nam, Trưởng Phòng Truyền thông và Tổ chức sự kiện Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP HCM; PGS-TS-BS Phạm Hiếu Liêm, phụ trách Phòng Quản lý đào tạo Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch; ThS Lê Phan Quốc, Phó trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm TP HCM; TS Lê Anh Đức, Hiệu trưởng Trường ĐH Đồng Nai và đại diện Trường Cao đẳng Nova (Nova College).

Vào lúc 14 giờ cùng ngày, chương trình Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng hướng nghiệp THPT sẽ diễn ra với sự tham gia của 150 giáo viên đến từ các trường THPT tại tỉnh Đồng Nai.

Chương trình được Báo Người Lao Động tường thuật trực tuyến tại nld.com.vn. Mời bạn đọc đón theo dõi.

Chắc chắn đạt hiệu quả cao trong hướng nghiệp

Hiện nay, phần lớn HS lớp 12 sau kỳ thi tốt nghiệp THPT vẫn tiếp tục theo học ở trung cấp, CĐ hoặc ĐH để trang bị thêm kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp trước khi tham gia guồng máy kinh tế - xã hội. Thống kê từ nhiều năm qua cho thấy hằng năm trung bình có khoảng 75% HS lớp 12 muốn được xét tuyển vào các trường ĐH.

HS phải đối mặt với hàng loạt câu hỏi như: Nên chọn bậc học nào, chọn ngành học nào, chọn trường nào, chọn phương thức xét tuyển nào cho phù hợp với hoàn cảnh và năng lực của các em?

Nếu được cung cấp và trang bị đầy đủ các thông tin về hướng nghiệp, thi và tuyển sinh thì chính các giáo viên tại trường THPT, đặc biệt là các giáo viên làm công tác hướng nghiệp, sẽ là người giúp HS tìm được các câu trả lời hiệu quả nhất.

Bộ GD-ĐT đã công bố dự thảo "Quy định công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục", tuy nhiên để các trường phổ thông không "cô đơn" trong công tác hướng nghiệp cho HS, sự đồng hành của toàn xã hội, đặc biệt của báo chí, là rất cần thiết. Chương trình "Đưa trường học đến thí sinh" của Báo Người Lao động năm nay tổ chức không chỉ tư vấn tuyển sinh cho HS mà còn kết hợp trang bị thêm kỹ năng hướng nghiệp cho giáo viên, chắc chắn sẽ mang đến hiệu quả cao hơn cho công tác hướng nghiệp, tư vấn tuyển sinh tại các trường phổ thông.

TS Nguyễn Đức Nghĩa (nguyên Phó Giám đốc ĐHQG TP HCM)

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo