xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Du học Việt Nam, tại sao không!

ĐẶNG TRINH thực hiện

Là một trong 50 phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam được Tạp chí Forbes công bố ở lĩnh vực khoa học - giáo dục, PGS-TS Trần Thị Lý, Khoa Nghệ thuật và Giáo dục ĐH Deakin (Úc), đang thực hiện các dự án để thu hút sinh viên quốc tế đến Việt Nam

Phóng viên: Năm 2017, chị được trao giải thưởng "Nhà khoa học tiềm năng" của Ủy ban Nghiên cứu Khoa học Úc. Đây là giải thưởng duy nhất trong ngành giáo dục Úc năm 2017. Chị có thể nói thêm về giải thưởng này?

- PGS-TS TRẦN THỊ LÝ: Giải thưởng được trao cho đề tài "Tìm hiểu tác động của hiện tượng thực tập và học tập ngắn hạn của sinh viên (SV) Úc ở Việt Nam, Nhật và Trung Quốc qua chương trình New Colombo Plan, do chính phủ Úc tài trợ (2017-2021)". New Colombo Plan là chương trình trọng điểm của chính phủ Úc hỗ trợ SV Úc sang học tập và thực tập ở các quốc gia trong vùng châu Á - Thái Bình Dương. Việt Nam hiện là điểm đến đứng thứ 4 của SV Úc cho các khóa thực tập và học tập ngắn hạn qua chương trình New Colombo Plan. Dự án cũng đang tìm hiểu và đưa ra những khuyến nghị nhằm xây dựng Việt Nam thành điểm đến được ưa chuộng và bền vững cho các khóa học và thực tập ngắn hạn của SV Úc.

Du học Việt Nam, tại sao không! - Ảnh 1.

PGS-TS Trần Thị Lý. (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Chị có thể cho biết thêm các dự án ARC (Hội đồng Nghiên cứu Khoa học quốc gia Úc) mà chị đang "gặt hái" được khi ngay cả những nhà nghiên cứu gạo cội trên thế giới cũng rất khó có các dự án được chọn?

- Các dự án này được tài trợ bởi Ủy ban Nghiên cứu Khoa học Úc mà tôi tham gia, tập trung vào những mảng chính sau:

Hiện tượng chuyển dịch SV giữa các quốc gia, việc giảng dạy và học tập của SV quốc tế, quốc tế hóa chương trình giảng dạy và trải nghiệm học tập của SV, mối quan hệ giữa việc du học và di cư và việc bồi dưỡng nâng cao chuyên môn cho giáo viên để thực hiện và phát huy tiềm năng của quốc tế hóa giáo dục. Một trong những dự án ARC của tôi tập trung vào việc nghiên cứu thực tiễn dạy và học của SV quốc tế và đưa ra những khuyến nghị cho các trường CĐ, ĐH Úc để đổi mới chương trình và phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc điểm của SV quốc tế, gồm một bộ phận lớn là SV Việt Nam.

Gần đây, tôi và các đồng nghiệp còn tiến hành dự án "Tìm hiểu nhu cầu về mặt kỹ năng đối với nguồn nhân lực ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam", do chính phủ Úc tài trợ qua chương trình Úc cùng Việt Nam phát triển nguồn nhân lực. Nghiên cứu này đưa ra một số kiến nghị chính nhằm nâng cao năng lực nghề nghiệp cho SV Việt Nam… Theo nghiên cứu, hầu hết các công ty được phỏng vấn đều sẵn sàng hợp tác với các trường ĐH bởi nếu kết hợp với nhà trường hỗ trợ đào tạo kỹ năng tốt cho SV thì sẽ giảm thiểu chi phí và nguồn lực cho doanh nghiệp khi phải đào tạo lại nhân viên mới.

Chị đánh giá thế nào về quốc tế hóa giáo dục trong đổi mới giáo dục tại Việt Nam?

- Thuận lợi nhất của các trường ĐH tại Việt Nam hiện nay là có một thế hệ SV và giáo viên năng động, nhanh nhạy và sẵn sàng học hỏi, sáng tạo để nắm bắt những khuynh hướng mới trong bối cảnh hội nhập.

Tuy nhiên còn những hạn chế, giáo dục ĐH Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường và của xã hội trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa. Quốc tế hóa giáo dục có vai trò cốt lõi trong việc đào tạo ra được một lực lượng lao động có tầm nhìn, kỹ năng, kiến thức và tư chất hội nhập quốc tế, giúp cho nền kinh tế Việt Nam hiện tại và nâng cao vị thế của giáo dục ĐH Việt Nam, bao gồm cả việc có chương trình được quốc tế công nhận. Tuy nhiên, Việt Nam hiện chưa có một chế tài, chiến lược ở tầm quốc gia cũng như chính sách thiết thực để hỗ trợ các trường phát huy được tiềm năng và nguồn lực trong việc quốc tế hóa giáo dục để nâng cao năng lực giảng dạy, quản lý, nghiên cứu cũng như phát huy tối ưu tác động tích cực của giáo dục ĐH để tạo ra những thay đổi trong xã hội.

Cụ thể là, Việt Nam hoàn toàn có thể phát huy được khả năng quốc tế hóa giáo dục đối ứng và toàn diện thay vì chỉ là nước "nhập khẩu" giáo dục (hiện nằm trong top 10 nước cung cấp SV du học cho các nước như Anh, Mỹ, Úc và Canada) hay quốc tế hóa manh mún, co cụm và chỉ tập trung chủ yếu vào vay mượn chương trình và vào việc dùng tiếng Anh làm phương tiện hướng dẫn.

Giáo dục ĐH Việt Nam cần làm gì để thu hút SV quốc tế và những dự án của chị liên quan đến vấn đề này tập trung vào vấn đề gì để tăng hạng cho điểm đến Việt Nam?

- Việt Nam hoàn toàn có tiềm năng là một điểm đến thu hút SV quốc tế cho các khóa học ngắn hạn và thực tập. Điều đó thể hiện qua việc năm 2017, Việt Nam là điểm đến đứng thứ 8 cho các khóa học ngắn hạn và thực tập của SV Úc trong chương trình New Colombo Plan; nhưng năm 2018, chúng ta trở thành điểm đến thứ 6 và hiện vươn lên thành điểm đến được ưa chuộng thứ 4 của SV Úc, chỉ sau Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ và trước cả Nhật.

Gần đây, tôi và GS Simon Marginson - chuyên gia hàng đầu thế giới về quốc tế hóa giáo dục ở ĐH Oxford - đã có một dự án về quốc tế hóa giáo dục ĐH Việt Nam và tóm tắt những khuyến nghị liên quan đến lộ trình và chiến lược từ cấp quốc gia, cấp địa phương đến cấp trường và hợp tác liên ngành để phát triển quốc tế hóa giáo dục.

Tôi cũng nhận thấy quốc tế hóa giáo dục ở Việt Nam gần đây có nhiều biến chuyển tích cực và đang dần chuyển sang một trong những hoạt động chiến lược của một số trường, chứ không còn là vấn đề bên lề nữa. 

90 công bố khoa học trên các tạp chí quốc tế

PGS-TS Trần Thị Lý là nhà khoa học nữ Việt Nam có nhiều công bố khoa học quốc tế nhất trong lĩnh vực khoa học xã hội giai đoạn 2008-2018. Chị có tất cả 90 công bố khoa học trên các tạp chí quốc tế và với các nhà xuất bản uy tín như Springer, Routledge và Palgrave Macmillan.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo