xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đâu rồi trách nhiệm, tình thương?

Mai Lê

Ngày 1-12-2016, phụ huynh nhận được thông báo cháu Trần Chí Kiên (lớp 2A4 Trường Tiểu học Nam Trung Yên, Hà Nội) do nô đùa bị ngã gãy chân. Tai nạn xảy ra là điều đáng tiếc.

Cháu bé bị gãy xương đùi phải phẫu thuật, nẹp vít. Người làm cha, làm mẹ hẳn là đau lòng, xót xa. Nhưng chính thái độ và cách xử lý vụ việc của cô hiệu trưởng đã buộc gia đình phải gửi đơn kêu cứu khẩn cấp.

Một lời xin lỗi thật lòng, thái độ nhận trách nhiệm thành khẩn cùng sự quan tâm, chăm sóc của những người có liên quan sẽ là liều thuốc xoa dịu nỗi đau và cả cơn giận của học sinh và phụ huynh. Điều đáng buồn là chúng ta chứng kiến sự đùn đẩy trách nhiệm của cô hiệu trưởng: khẳng định cháu bé bị ngã do nô đùa, phát phiếu khảo sát chứng minh nhà trường vô can… Những lá phiếu khảo sát với kết quả 100% giáo viên cùng học sinh khẳng định không có ô tô ra vào sân trường trong giờ ra chơi vừa vô căn cứ vừa phản tác dụng.

“Lá bùa hộ mệnh” này hoàn toàn mâu thuẫn với lời của cháu bé bị ngã: một chiếc taxi màu xanh đụng trúng, trên xe có cô hiệu trưởng và giáo viên khác. Trẻ con không dám nói dối, hóa ra người lớn nói dối ư? Có lẽ vậy, vì theo diễn biến mới nhất thì cô hiệu trưởng “mới nhớ ra” có taxi đi vào trường và vẫn khẳng định không hề có va chạm nào khi cô còn ngồi trên xe (?) .


Vết thương của em học sinh càng đau hơn khi người hiệu trưởng đã tìm mọi cách né tránh

Vết thương của em học sinh càng đau hơn khi người hiệu trưởng đã tìm mọi cách né tránh

Chúng ta có thể thông cảm cho áp lực của người thủ trưởng khi có bất kỳ một sự cố đáng tiếc nào xảy ra trong cơ quan, đơn vị mình quản lý. Nỗi lo lắng lúc đối diện với dư luận và cái khó, cái khổ lúc giải quyết hậu quả luôn là một con đường chông gai. Nhưng điều đó không có nghĩa là thấy khó mà lùi, sợ áp lực mà trốn tránh trách nhiệm!

Trước khi là một người lãnh đạo, cô hiệu trưởng là một người thầy và một người mẹ. Tình thương đối với đứa học trò nhỏ gãy xương đùi phải chuyển viện, phẫu thuật và nẹp vít đâu? Sự hỏi han ân cần, sự chăm sóc lo lắng, nỗi day dứt ân hận lớn đến đâu trong cô? Chúng tôi chỉ đọc được những dòng tin khô khan từ chính người cha của cháu bé: “Con tôi bị thương ngày 1-12… chỉ có giáo viên chủ nhiệm vào thăm với tư cách cá nhân. Ngày 20-12, khi tôi có đơn kêu cứu gửi các nơi thì cô hiệu trưởng mới liên lạc với gia đình để thăm con tôi…”.

Trách nhiệm thật sự là hai chữ ẩn chứa sức nặng và áp lực khủng khiếp. Trách nhiệm đòi hỏi một người lãnh đạo phải luôn “đứng mũi chịu sào”, sáng suốt tìm hướng giải quyết vụ việc sao cho thấu tình đạt lý. Dù vô tình hay cố ý thì người lãnh đạo cũng cần dũng cảm thừa nhận trách nhiệm, dám chịu trách nhiệm. Đó mới là tấm gương soi cần thiết cho giáo viên và học sinh.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo