xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xu hướng du lịch trong tương lai

Nguyễn Văn Đính

Du lịch quốc tế đang có xu hướng dịch chuyển về loại hình, nhu cầu tiêu dùng nhưng những sản phẩm du lịch Việt Nam vẫn còn khá truyền thống, chậm thay đổi

Theo Tổ chức Du lịch thế giới, năm 2017, số lượng khách du lịch trên thế giới tăng 7%, cao nhất trong vòng 7 năm qua. Con số này trong năm 2018 dự báo tăng từ 4%-5%. Du lịch tiếp tục tăng trưởng trên toàn cầu. Dự kiến năm 2020, tổng lượt khách du lịch là 1,4 tỉ lượt. Đông Nam Á sẽ trở thành khu vực thu hút khách du lịch quốc tế lớn thứ 4 thế giới với 187 triệu lượt.

Các xu hướng mới

Cùng với sự tăng trưởng về số lượng, xu hướng nhu cầu tiêu dùng du lịch cũng thay đổi. Các loại hình, sản phẩm du lịch sẽ chuyển từ tiêu dùng sản phẩm kiểu truyền thống sang lựa chọn chương trình du lịch có các loại hình mới. Khách sẽ yêu thích các loại hình du lịch mang tính chất thân thiện với môi trường như du lịch sinh thái, du lịch đồng quê hoặc những loại hình du lịch nghỉ ngơi, tiêu dùng, các dịch vụ phục vụ sức khỏe và làm đẹp. Năm 2030, khách du lịch đi với mục đích thăm viếng, sức khỏe và tôn giáo sẽ chiếm 31% tổng lượng khách du lịch quốc tế; với mục đích tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí chiếm 54%; với mục đích công việc và nghề nghiệp chiếm 15%.

Xu hướng du lịch trong tương lai - Ảnh 1.

Khách quốc tế thích thú tham quan TP HCM Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Ngoài ra, còn có các xu hướng khác như: lựa chọn các loại hình du lịch độc đáo, mạo hiểm; tour du lịch tự thiết kế; các sản phẩm du lịch có chất lượng phục vụ cao, chi tiêu nhiều tiền với phương tiện công nghệ hiện đại... Đặc biệt, khách du lịch đi phương thức trả sau với 82% số lượng đặt chỗ được thực hiện thông qua trang web của các công ty du lịch và 49% trong số đó thông qua điện thoại thông minh. Cuối cùng, xu hướng du lịch tại chỗ, khách có thể đi khắp thế giới ngay tại nhà mình thông qua các "tour du lịch ảo".

Trước xu hướng dịch chuyển của du lịch thế giới, loại hình và sản phẩm du lịch phổ biến nhất ở nước ta hiện nay vẫn mang tính truyền thống như du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, thăm viếng đền, chùa, lễ hội... Sản phẩm du lịch của các địa phương thường na ná nhau, chưa thật phong phú, hấp dẫn đối với du khách.

Tận dụng cơ hội

Theo Tổ chức Du lịch thế giới, Việt Nam là một trong 10 nước có tốc độ tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới. Năm 2015, nước ta đón gần 8 triệu lượt khách quốc tế. Đến năm 2017, số khách quốc tế đạt lên 13 triệu lượt; tổng thu trực tiếp từ khách du lịch đạt trên 500.000 tỉ đồng.

Năm 2018, ngành du lịch tiếp tục đạt được những kết quả tích cực. Tổng số khách quốc tế đến đạt 15 triệu lượt khách. Như vậy chỉ trong 3 năm, lượng khách quốc tế đã tăng gần gấp đôi. Tuy nhiên, chúng ta chưa khai thác hết tiềm năng và chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch theo các xu hướng phát triển như đã nêu trên.

Nắm bắt xu hướng du lịch thế giới, ngành du lịch cần phát triển một số loại hình và sản phẩm du lịch hiện đại sau:

Du lịch nghỉ biển kết hợp với tham quan, ngắm cảnh, chèo thuyền, du thuyền trên vịnh, lặn biển, lướt ván… ở vịnh Hạ Long, biển Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, Phú Quốc, Côn Đảo... Cùng với đó, ở các khu vực này cần có các khu nghỉ, các khách sạn cao cấp, các sân golf... để khách nghỉ ngơi, giải trí.

Du lịch mạo hiểm như: đi bộ, leo núi, nhảy dù, dù lượn, chèo thuyền vượt thác, thám hiểm hang động... Các loại hình du lịch này có thể phát triển ở vùng núi Tây Bắc, Đông Bắc, miền Trung - Tây Nguyên.

Du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, du lịch cộng đồng, lễ hội, homestay… tại những địa danh nổi tiếng như Tam Đảo, Ba Vì, Sa Pa, Đà Lạt, ĐBSCL, ngoại thành các thành phố lớn

Du lịch chữa bệnh: Chữa bệnh theo phương pháp cổ truyền Việt Nam, tắm nước nóng, nước khoáng, ngâm thuốc bắc, tắm bùn, ăn chay ở vùng rừng núi Tây Bắc, Đông Bắc, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi...

Trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam cũng như quy hoạch du lịch từng địa phương cần thống kê và nêu bật các tài nguyên du lịch có thể phát triển các loại hình du lịch hiện đại. Đồng thời, phải xây dựng kế hoạch cụ thể phát triển các loại hình du lịch này. Bên cạnh đó, ngành cần có kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng ở từng vùng, từng nơi có tài nguyên du lịch để khách du lịch có thể tiếp cận.

Các tổ chức tài chính, ngân hàng cần nâng cao năng lực trong hoạt động và thanh toán quốc tế để sẵn sàng đón tiếp khách cao hơn. Ngành du lịch cũng như các doanh nghiệp du lịch phải nâng cao hơn nữa khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, VR360 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách trong việc làm visa, đặt tour, đặt phòng, lựa chọn điểm đến để đi du lịch theo nhóm "tự do", du lịch tại chỗ (du lịch ảo) cũng như quảng bá du lịch. 

Xu hướng du lịch trong tương lai - Ảnh 2.
Xu hướng du lịch trong tương lai - Ảnh 3.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo