xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Huy động mọi nguồn lực phát triển du lịch

SONG HÀ

Chính sách phát triển du lịch được bổ sung theo các mức độ ưu tiên bố trí nguồn lực từ ngân sách, khuyến khích phát triển du lịch đối với một số lĩnh vực đặc thù và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển du lịch

Theo dự thảo mới nhất sửa đổi Luật Du lịch được Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) tổng hợp trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các đại biểu (ĐB) QH, nhà nước sẽ có cơ chế, chính sách huy động mọi nguồn lực cho phát triển du lịch nhằm bảo đảm du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn.

Ưu tiên bố trí nguồn lực từ ngân sách

Tại kỳ họp thứ 2 QH khóa XIV, QH đã cho ý kiến tại tổ và hội trường về dự án Luật Du lịch sửa đổi, nhiều ý kiến của các ĐBQH cho rằng chính sách phát triển du lịch được quy định trong dự thảo còn chung chung, cần bổ sung một số chính sách đặc thù bảo đảm du lịch phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Theo Ủy ban Thường vụ QH, sau khi Bộ Chính trị ban hành nghị quyết số 08 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, dự thảo luật đã được chỉnh sửa theo hướng các chính sách phát triển du lịch được bổ sung theo các mức độ ưu tiên bố trí nguồn lực từ ngân sách; khuyến khích phát triển du lịch đối với một số lĩnh vực đặc thù; tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển du lịch.

Cụ thể, nhà nước sẽ ưu tiên bố trí nguồn lực từ ngân sách cho các hoạt động như xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh và quy hoạch phát triển khu du lịch quốc gia. Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông kết nối các điểm du lịch quốc gia, khu du lịch quốc gia, đô thị du lịch với mạng lưới giao thông quốc gia và địa phương. Nhà nước sẽ giao đất, giải phóng mặt bằng để xây dựng các điểm dừng nghỉ trên các tuyến đường bộ, xây dựng bến, bãi đỗ xe, nhà vệ sinh công cộng tại các điểm du lịch quốc gia…

Nhằm phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo Nghị quyết của Bộ Chính trị, nhà nước sẽ có chính sách khuyến khích phát triển du lịch đối với các lĩnh vực đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ du lịch. Đầu tư phát triển sản phẩm du lịch biển, đảo, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa và các sản phẩm du lịch đặc thù khác; sản xuất, cung cấp, sử dụng hàng hóa, dịch vụ truyền thống, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng hóa khác có xuất xứ Việt Nam phục vụ khách du lịch. Đồng thời, nhà nước cũng tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển du lịch thông qua việc đầu tư hình thành khu dịch vụ du lịch phức hợp có quy mô lớn; các cửa hàng miễn thuế, trung tâm mua sắm, giải trí chất lượng cao.

Du khách nước ngoài tại TP HCM
Du khách nước ngoài tại TP HCM

Lập văn phòng xúc tiến du lịch ở nước ngoài

Một trong những vấn đề được các ĐBQH quan tâm khi thảo luận về Luật Du lịch là việc thành lập Văn phòng xúc tiến du lịch Việt Nam ở nước ngoài, với nhiều ý kiến trái chiều. Trong bối cảnh du lịch được định hướng phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, việc thành lập văn phòng xúc tiến du lịch Việt Nam ở nước ngoài là cần thiết, thể hiện tính chuyên nghiệp, tác động tích cực đến việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch, tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.

Kinh nghiệm của các nước trong khu vực, các nước có nền du lịch phát triển cho thấy, việc lập văn phòng xúc tiến tại một số thị trường trọng điểm đã mang lại hiệu quả, có tác động tích cực trong việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm, cung cấp thông tin thường xuyên cho khách du lịch nước ngoài.

Do đó, Ủy ban Thường vụ QH đề xuất 2 phương án như tại các thị trường du lịch trọng điểm, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập văn phòng xúc tiến du lịch Việt Nam ở nước ngoài. Kinh phí hoạt động của văn phòng được bảo đảm từ nguồn Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch và các nguồn thu hợp pháp khác. Một phương án khác là tại các thị trường du lịch trọng điểm, cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài có bộ phận chuyên trách xúc tiến quảng bá du lịch. Bộ Ngoại giao hướng dẫn thực hiện điều này sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch.

Tuy nhiên, nhằm bảo đảm tính chuyên nghiệp và nâng cao hiệu quả của công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, Ủy ban Thường vụ QH cho rằng phương án Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập văn phòng xúc tiến du lịch Việt Nam ở nước ngoài là phương án tối ưu.

Tránh phát sinh nhiều loại quỹ?

Liên quan đến việc lập Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch, một số ý kiến ĐBQH không đồng tình khi cho rằng thành lập thêm quỹ này phát sinh nhiều loại quỹ. Tuy nhiên, quan điểm của Ủy ban Thường vụ QH là việc thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch đã được quy định trong Nghị quyết số 08 của Bộ Chính trị, nhằm góp phần tích cực giải quyết khó khăn hiện nay của ngành du lịch. Trong bối cảnh ngân sách nhà nước còn hạn chế, quỹ sẽ huy động phần đóng góp của các đối tượng hưởng lợi từ hoạt động du lịch, huy động nguồn kinh phí từ xã hội hóa và cùng với một phần ngân sách nhà nước để triển khai hoạt động du lịch một cách chủ động, chuyên nghiệp, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của du lịch Việt Nam trong thời gian tới.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo