xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khai thác tối đa lợi thế để phục hồi du lịch

Bài và ảnh: Yến Anh

Khôi phục nhanh ngành du lịch không chỉ là yêu cầu cấp bách của hơn 40.000 doanh nghiệp và trên 2 triệu lao động du lịch mà còn là yêu cầu cấp bách của hàng triệu người dân

Diễn đàn "Phục hồi du lịch Việt Nam - Định hướng mới, hành động mới" với sự tham dự của lãnh đạo Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Du lịch và nhiều doanh nghiệp, chuyên gia đã được Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức ngày 1-4 trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2022.

"Mở" visa mời khách vào nhà

Theo Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Đoàn Văn Việt, việc phục hồi cơ sở vật chất kỹ thuật trong ngành du lịch, phục hồi các sản phẩm, dịch vụ du lịch và nguồn nhân lực trong chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch đòi hỏi sự nỗ lực, thời gian lâu dài cũng như sự đầu tư lớn của toàn ngành. Đây là nhiệm vụ và thách thức lớn đối với du lịch Việt Nam trong thời gian tới.

Khai thác tối đa lợi thế để phục hồi du lịch - Ảnh 1.

Khách tìm hiểu thông tin về các tour du lịch tại Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam

Ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, nhấn mạnh khôi phục nhanh ngành du lịch không chỉ là yêu cầu cấp bách của hơn 40.000 doanh nghiệp và trên 2 triệu lao động du lịch mà còn là yêu cầu cấp bách của hàng triệu người dân, cùng hàng chục ngàn cơ sở dịch vụ trong cả nước sống dựa vào ngành du lịch. Để phục hồi và phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn, du lịch phải chuyển đổi rất nhiều từ tư duy đến hành động, đòi hỏi toàn ngành phải vào cuộc.

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đánh giá so với các nước trong khu vực, chính sách cấp thị thực nhập cảnh của Việt Nam chưa đủ sức hấp dẫn du khách, làm giảm tính cạnh tranh trực tiếp của du lịch Việt với các thị trường lân cận. Đa phần các quốc gia khác trong khu vực đã áp dụng chính sách miễn thị thực cho du khách quốc tế nhập cảnh từ 30 ngày trở xuống thì Việt Nam là một trong số ít quốc gia ở Đông Nam Á vẫn yêu cầu xin thị thực đối với hầu hết các khách du lịch.

Trong khi đó, chi phí thị thực du lịch cấp khi nhập cảnh tại cửa khẩu của Việt Nam cao gần gấp 2 lần so với các nước như Campuchia, Lào hay Indonesia. Các thông tin về xin cấp thị thực nhập cảnh Việt Nam đều ít được tổng hợp công khai, rõ ràng trên bất kỳ một cổng thông tin điện tử chính thức nào, gây ra những hạn chế lớn về tính minh bạch và sự cởi mở, linh hoạt, thu hút của nền du lịch Việt Nam đối với khách du lịch quốc tế.

Chính sách cấp thị thực nhập cảnh hiện nay đã làm giảm tính cạnh tranh trực tiếp của du lịch Việt Nam so với các nước ASEAN. Ngoài ra, việc giới hạn thời gian tạm trú cũng đã đánh mất cơ hội thu hút khách du lịch tới Việt Nam. Ông Tuấn cho rằng cần có chính sách cấp thị thực cởi mở hơn để tăng tính cạnh tranh của du lịch Việt Nam với các nước trong khu vực.

Hành động mới để tăng sức hấp dẫn

Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh cho rằng cạnh tranh về du lịch ngày càng gay gắt ngay trong khu vực Đông Nam Á. Việt Nam cũng như các nước trong khu vực đều có rất nhiều lợi thế, tiềm năng để phát triển du lịch. Trong đó, Thái Lan tiên phong mở cửa du lịch với những chính sách nhanh chóng, hiệu quả. Sau 2 năm, tất cả quốc gia trên thế giới, kể cả các nước du lịch phát triển mạnh, đều về vạch xuất phát, quốc gia nào tận dụng được lợi thế, có sự chuẩn bị tốt và xuất phát tốt sẽ thành công. Việt Nam đang nổi lên là điểm đến mới có nhiều tiềm năng, sản phẩm mới, có cung cách phục vụ mới nên cần khai thác tối đa lợi thế này.

Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cũng nhấn mạnh về 5 định hướng phục hồi du lịch Việt Nam thời gian tới, đầu tiên là định hướng về thị trường. Trước mắt, du lịch Việt Nam cần tập trung khai thác tốt các thị trường truyền thống, các thị trường đã phục hồi kết nối hàng không và khôi phục chính sách visa như trước đại dịch, các thị trường đã cho phép công dân đi du lịch nước ngoài.

Ông Cao Chí Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP Đà Nẵng, cho rằng các doanh nghiệp cần đi sâu vào nhóm nhu cầu chuyên biệt của khách, từ đó xây dựng các sản phẩm du lịch an toàn, du lịch y tế, du lịch MICE. Đồng thời, áp dụng công nghệ vào việc tăng cường truyền thông hình ảnh quốc gia, giúp khách quốc tế dễ dàng tìm kiếm thông tin về du lịch Việt Nam.

Trong khi đó, ông Nguyễn Công Hoan - Phó Tổng Giám đốc Flamingo Group, Tổng Giám đốc Flamingo Redtours - cho rằng để hồi phục du lịch, cần xác định có sản phẩm gì bán được là bán, thị trường nào bán được là bán ngay, ví như du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cho nhóm gia đình, thị trường gần... Đó là những đối tượng có thể đi du lịch ngay lập tức. Quan điểm thị trường nào vào được Việt Nam trước thì tiếp đón, phục vụ trước, không phân biệt chi trả cao hay chi trả thấp. Việc thu hút khách hiện nay phụ thuộc chính vào đường bay như có mở hay không, tần suất bay càng nhiều cơ hội càng lớn. Bên cạnh đó là chính sách xuất nhập cảnh, y tế của nước bạn. 

Ra mắt Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch

Ngày 1-4, Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch (VTDF) đã chính thức ra mắt với cơ quan quản lý về du lịch, các bộ, ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp.

Ông Lê Tuấn Anh, Chủ tịch VTDF, nhấn mạnh sự ra đời của VTDF nhằm giải quyết một phần sự hạn chế về nguồn lực cho xúc tiến, quảng bá và hỗ trợ phát triển du lịch; tạo cơ chế linh hoạt, năng động hơn, phù hợp với xu hướng hiện nay, tăng cường cả về quy mô, tần suất và chất lượng các hoạt động.

Khai thác tối đa lợi thế để phục hồi du lịch - Ảnh 3.
Khai thác tối đa lợi thế để phục hồi du lịch - Ảnh 4.
Khai thác tối đa lợi thế để phục hồi du lịch - Ảnh 5.
Khai thác tối đa lợi thế để phục hồi du lịch - Ảnh 6.
Khai thác tối đa lợi thế để phục hồi du lịch - Ảnh 7.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo