xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Độc đáo bánh khô mè Cẩm Lệ

Hải Định

(NLĐO) – Ngày xuân, cắn miếng bánh khô mè giòn rụm kèm theo một hớp nước chè xanh đã trở thành thú vui không thể thiếu của nhiều người dân Quảng Nam – Đà Nẵng.

"Mục sở thị" quy trình làm chiếc bánh khô mè trứ danh Đà Nẵng

Độc đáo bánh khô mè Cẩm Lệ - Ảnh 2.

Nghề bánh khô mè Cẩm Bắc - Hòa Thọ (nay là quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) có từ những năm 1950. Bánh được làm từ gạo, nếp, mè và đường vào dịp Lễ hội, Tết Nguyên Đán, là sản phẩm dùng để thờ cúng ông bà, tổ tiên

Độc đáo bánh khô mè Cẩm Lệ - Ảnh 3.

Có hai loại bánh: khô nổ và khô mè. Chất liệu nền giống nhau: bột gạo nếp chỉ khác lớp mè phủ bên ngoài. Ngày trước, khách thưởng thức bánh khô mè có thể đoán được gia cảnh của chủ nhà: nhà nghèo dùng bột sắn, nhà khá giả dùng nếp hương làm bánh. Bánh được nhúng nước đường nóng chảy, dẻo tựa mạch nha rồi lăn qua mè

Độc đáo bánh khô mè Cẩm Lệ - Ảnh 4.

Bánh khô mè còn có tên gọi là bánh 7 lửa, hoặc “bánh khô khổ” vì khâu chế biến phải trải qua ngọn lửa 7 lần. Nhưng khô mè nổi tiếng không chỉ vì cái tên mà chính vì hương vị của nó còn đọng lại nơi vị giác của du khách sau khi thưởng thức. Từ những nguyên liệu đơn sơ mộc mạc như bột gạo, đường kính, gừng, mè… qua bàn tay của con người, bánh này đã trở thành tuyệt hảo

Độc đáo bánh khô mè Cẩm Lệ - Ảnh 5.

Chiếc bánh khô mè 7 lửa mang trong mình “tấm ruột” xốp và giòn, có vị ngọt của đường, vị bùi của mè và chút vị thanh của gừng. Khi bẻ đôi chiếc bánh, bạn sẽ nhìn thấy đường tơ vàng óng ánh do đường kéo ra mà thành

Độc đáo bánh khô mè Cẩm Lệ - Ảnh 6.

Bánh được "tắm" qua lớp mè. Khi đã bám kín mè, bánh đã là thành phẩm nhưng cần phải để thật nguội mới đóng gói nếu không muốn bánh mất đi độ giòn tan

Độc đáo bánh khô mè Cẩm Lệ - Ảnh 7.

Hiện nay, làng bánh khô mè Cẩm Lệ trứ danh một thời chỉ còn lại vài cơ sở sản xuất. Tuy nhiên, các cơ sở đã dần cải tiến về cách thức, xây dựng thương hiệu cũng như đảm bảo nghiêm các quy trình về an toàn vệ sinh thực phẩm

Độc đáo bánh khô mè Cẩm Lệ - Ảnh 8.

Ông Huỳnh Đức Sol, chủ cơ sở sản xuất bánh khô mè Bà Liễu Mẹ, cho biết mỗi ngày gia đình ông phải thuê thêm 20 thợ làm bánh để tăng sản lượng, ngày Tết có thời điểm 40 nhân công mới sản xuất kịp

Độc đáo bánh khô mè Cẩm Lệ - Ảnh 9.

Tuy nhiên, tất cả nhân công đều là người địa phương. Tiền công từ việc làm bánh mỗi khi Tết đến cũng là nguồn thu nhập không nhỏ đối với người dân tại đây

Độc đáo bánh khô mè Cẩm Lệ - Ảnh 10.

Năm 2020, chiếc bánh khô mè Bà Liễu Mẹ đã được UBND TP Đà Nẵng công nhận đạt 4 sao theo tiêu chuẩn OCOP. Trước đó, từ năm 2012, thương hiệu bánh khô mè Cẩm Lệ của TP Đà Nẵng được công nhận thuộc Top 10 đặc sản quà tặng nổi tiếng Việt Nam

Độc đáo bánh khô mè Cẩm Lệ - Ảnh 11.

Là một người có nhiều tâm huyết với món bánh truyền thống quê hương, ông Huỳnh Đức Sol hy vọng năm 2022 sẽ thực hiện được dự án làng truyền thống trải nghiệm nấu bánh khô mè. Qua đó, mang chiếc bánh khô mè đến gần hơn với giới trẻ và du khách thập phương

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo