22/09/2018 14:24

Dự án “tay trái” của các tỷ phú nổi tiếng

Sở hữu tài sản hàng trăm tỷ USD, các tỷ phú dưới đây lựa chọn đầu tư cho các dự án tương lai nhằm thúc đẩy vượt các giới hạn của sức khỏe, khoa học và cơ sở hạ tầng.


Dự án “tay trái” của các tỷ phú nổi tiếng - Ảnh 1.

eff Bezos, người sáng lập, CEO của Amazon hiện cũng là người đứng sau công ty du lịch vũ trụ Blue Origin

Tỷ phú Paul Allen - Máy bay Stratolaunch 

Dự án “tay trái” của các tỷ phú nổi tiếng - Ảnh 2.

Theo tờ South China Morning Post, máy bay lớn nhất thế giới Stratolaunch là dự án của Paul Allen, người đồng sáng lập Microsoft - sở hữu tài sản khoảng 20,2 tỷ USD. Stratolaunch có sải cánh lên tới 117m (sải cánh của máy bay Airbus A380 chỉ là 79,8m) và sở hữu 6 động cơ máy bay Boeing 747. Máy bay này có 28 bánh, 2 thân và 2 cabin lái. Stratolaunch có trọng lượng 226 tấn khi để trống và trọng lượng tối đa để cất cánh là 589 tấn.

Máy bay này được dùng chuyên chở tên lửa vệ tinh để phóng lên không gian từ tầng cao khí quyển. Stratolaunch dự kiến có chuyến bay thử nghiệm đầu tiên trong năm nay.

Allen cũng là người sáng lập Viện Allen về Khoa học não bộ để nghiên cứu về bộ não của con người nhằm chữa trị tốt hơn các bệnh như Parkinson và Alzheimer. Ngoài ra, ông cũng thành lập Viện Trí Allen Trí tuệ nhân tạo và Viện Allen về Khoa học tế bào.

Tỷ phú Elon Musk - SpaceX

Dự án “tay trái” của các tỷ phú nổi tiếng - Ảnh 3.

Các chuyến bay vào vũ trụ trước đây chỉ giới hạn thực hiện bởi các cường quốc như Mỹ, Nga, sau đó mới có sự tham gia của Trung Quốc, một số nước châu Âu và khu vực khác. Tuy nhiên, hiện nay, lĩnh vực này đã có sự tham gia bởi khu vực tư nhân trong đó có một số tỷ phú.

Một trong những công ty hàng không vũ trụ đáng chú ý là SpaceX của tỷ phú Elon Musk, CEO Tesla. Sở hữu tài sản 19,1 tỷ USD, Musk có tham vọng xây dựng thuộc địa của con người trên sao Hỏa. SpaceX dự kiến đưa hàng hóa lên hành tinh đỏ vào năm 2022 và đưa người lên đó vào năm 2024.

Công ty này cũng đặt mục tiêu thương mại hóa du lịch vũ trụ trong vài năm tới. Mới đây SpaceX công bố danh tính của hành khách đầu tiên sẽ thực hiện chuyến bay vòng quanh mặt trăng trên tên lửa do công ty phát triển.

Musk cũng đang phát triển vành đai vận tải quanh New York, Baltimore, Philadelphia và Washington. Hệ thống tàu ống chân không Hyperloop của ông có thể chở người với tốc độ lên tới 1.126 km/h. Ngoài ra, tỷ phú này đang có tham vọng phát triển máy bay điện siêu thanh.

Tỷ phú Jeff Bezos - Blue Origin

Jeff Bezos, người sáng lập, CEO của Amazon hiện là người giàu nhất thế giới với tài sản 154 tỷ USD. Ông cũng là người đứng sau công ty du lịch vũ trụ Blue Origin, với tham vọng giúp các chuyến du lịch vũ trụ rẻ hơn và đáng tin cậy hơn. Blue Origin đang tập trung vào thử nghiệm chuyến bay dưới quỹ đạo trước, sau đó mới chuyển lên bay trên và ngoài quỹ đạo.

Dự án “tay trái” của các tỷ phú nổi tiếng - Ảnh 4.

Phóng thử tên lửa New Shepard của Blue Orgin vào tháng 12/2017.

Blue Origin dự kiến thực hiện các chuyến bay dưới quỹ đạo vào đầu năm 2019. Bezos đang đầu tư 1 tỷ USD mỗi năm vào dự án này.

Ngoài ra, ông chủ Amazon cũng đang muốn xây dựng đồng hồ vạn niên tại sa mạc phía tây bang Texas, được thiết kế để đo thời gian thiên niên kỷ.

Peter Thiel - Breakout Labs 

Dự án “tay trái” của các tỷ phú nổi tiếng - Ảnh 5.

Peter Thiel, người sáng lập PayPal, hiện sở hữu tài sản 2,5 tỷ USD, có tham vọng về một cuộc sống bất tử với dự án Breakout Labs.

Breakout Labs được thành lập với mục tiêu nghiên cứu bí mật của sự bất tử và chống lão hóa với hàng loạt dự án mở rộng.

Peter Thiel cũng là người đứng sau Seasteading - ý tưởng nhằm xây dựng các cộng đồng tự động hóa và vĩnh cửu trên biển với hệ thống pháp lý, chính trị và xã hội đa dạng.

Tỷ phú Dmitry Itskov - 2045 Initiative

Dự án “tay trái” của các tỷ phú nổi tiếng - Ảnh 6.

Tỷ phú truyền thông Nga Dmitry Itskov được biết đến với dự án 2045 Initiative - phát triển công nghệ cho phép chuyển ý thức của con người sang vật thể phi sinh học để kéo dài tuổi thọ tới điểm bất tử.

Dự án này gồm các giai đoạn tạo phiên bản (2015-2020), phát triển công nghệ hỗ trợ não bộ con người kết nối với robot (2020-2025), phát triển mô hình não bộ trên máy tính và công cụ để chuyển ý thức của con người sang vật thể nhân tạo (2030-2035).

Phương Linh (Theo VnEconomy)

Tin liên quan

Viết bình luận

Những nữ tỷ phú giàu nhất hành tinh
19/3/2023 548 1k
Danh sách những người phụ nữ giàu nhất hành tinh theo bảng xếp hạng của Forbes. Tại Trung Quốc, sau khi nhà sáng lập Country Garden - nhà phát triển bất động sản hàng đầu Trung Quốc - từ chức, bà Dương Huệ Nghiên sẽ thay cha tiếp quản hoàn toàn tập đoàn.
Định cư châu Âu - Khởi nguồn mục tiêu công dân toàn cầu
18/3/2023 548 1k
Ngày hội di trú châu Âu được FREEVISA cùng Tập đoàn di trú toàn cầu Latitude Malta và Tập đoàn bất động sản hàng đầu tại Tây Ban Nha là Orience tổ chức trực tiếp tại TP HCM, Hà Nội và Hải Phòng.
ITL là đại lý khai thác hàng hóa độc quyền của Bamboo Airways Cargo
17/3/2023 548 1k
Công ty cổ phần Giao Nhận và Vận Chuyển In Do Trần (Tập đoàn ITL) vừa chính thức trở thành Đại lý khai thác hàng hóa độc quyền của Công ty Cổ phần Hàng hóa Hàng không Tre Việt - Bamboo Airways Cargo trên các chặng bay nội địa tại Việt Nam kể từ ngày 1-3.
Cargill Việt Nam bàn giao thêm 5 trường học mới
17/3/2023 548 1k
Ngày 16-3, Quỹ Cargill Cares công bố hoàn thành và bàn giao thêm 5 điểm trường mới tại các tỉnh miền núi phía Bắc.
Sanofi kỷ niệm 70 năm phát triển tại Việt Nam

Sanofi kỷ niệm 70 năm phát triển tại Việt Nam

Ông Olivier Becht, Bộ trưởng Ngoại Thương, Thu hút kinh tế và Công dân Pháp tại nước ngoài, và đoàn ngoại giao cấp cao đã có chuyến thăm và làm việc tại nhà máy sản xuất của Sanofi...