02/11/2022 18:21

Để Cần Giờ thành cảng trung chuyển quốc tế và khu du lịch sinh thái biển

Cần Giờ là địa phương duy nhất của TP HCM giáp biển, có rừng phòng hộ, và rừng ngập mặn được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển. Huyện đảo này có diện tích 70.445 ha, chiếm 1/3 tổng diện tích TP HCM, với gần 80.000 dân, giao các cửa sông lớn gồm sông Lòng Tàu, Cái Mép, Gò Gia, Thị Vải, Soài Rạp, Đồng Tranh.

Để Cần Giờ thành cảng trung chuyển quốc tế và khu du lịch sinh thái biển - Ảnh 1.

Cần Giờ là huyện duy nhất của TP HCM tiếp giáp với biển, có bờ biển dài 23km, hơn 22.000ha diện tích sông ngòi - Ảnh: THẢO LÊ

Thành ủy TP HCM vừa ban hành nghị quyết về định hướng phát triển Cần Giờ đến năm 2030, với mục tiêu đưa Cần Giờ trở thành thành phố nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh ở tầm khu vực.

Theo Thành ủy, việc xây dựng, phát triển huyện Cần Giờ đặt trong tổng thể chiến lược phát triển kinh tế - xã hội TP HCM và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Giai đoạn 2021 - 2030 tổng giá trị sản xuất bình quân của huyện tăng 20,7%/năm; đến năm 2030, tỉ trọng dịch vụ chiếm 74,7% tổng giá trị sản xuất; thu nhập bình quân đầu người đạt 182 triệu đồng/người/năm; tỉ lệ đường đô thị được chiếu sáng đạt 100%; tỉ lệ phương tiện giao thông công cộng trên địa bàn sử dụng năng lượng sạch đạt 100%.

Để thực hiện mục tiêu trên, Thành ủy xác định các nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện như: quản lý, bảo vệ, phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ - Khu dự trữ sinh quyển thế giới, tầm nhìn đến năm 2030 - 2040, Cần Giờ trở thành một hình mẫu về sự hài hòa giữa bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái tự nhiên với nâng cao sinh kế và chất lượng sống cộng đồng dân cư, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, tăng trưởng kinh tế xanh, bền vững.

Phát triển kinh tế Cần Giờ trên cơ sở phát huy thế mạnh đặc thù của địa phương ven biển; trong đó chú trọng phát triển các ngành dịch vụ, du lịch biển, kinh tế hàng hải, nuôi trồng, khai thác và chế biến hải sản chất lượng cao. Có chính sách thu hút mạnh mẽ các thành phần kinh tế tham gia phát triển kinh tế.

Phát triển du lịch Cần Giờ theo định hướng trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia với những sản phẩm mang đặc trưng của thành phố biển, trong đó chú trọng phát triển du lịch sinh thái rừng, sinh thái nông nghiệp và sinh thái biển. Đa dạng hóa các sản phẩm, chuỗi sản phẩm, các điểm đến thuộc nhiều loại hình đặc sắc của vùng đất Cần Giờ với các trụ cột chính là du lịch văn hóa, sinh thái, nghỉ dưỡng.

Để Cần Giờ thành cảng trung chuyển quốc tế và khu du lịch sinh thái biển - Ảnh 2.

Du khách thích thú với trải nghiệm đạp xe, khám phá cuộc sống của người dân địa phương tại huyện Cần Giờ - Ảnh: N.BÌNH

Bên cạnh đó, nghị quyết cũng đề ra các giải pháp xây dựng mô hình nông thôn mới kiểu mẫu trong thành phố xanh, du lịch sinh thái thân thiện môi trường; triển khai các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại xã đảo Thạnh An.

Cụ thể, triển khai xây dựng 6 xã nông thôn mới kiểu mẫu và mô hình xã nông thôn mới thương mại điện tử tại xã Bình Khánh; triển khai có hiệu quả dự án phát triển kinh tế - xã hội, tạo sự đột phá về phát triển hạ tầng kỹ thuật, đưa Thạnh An trở thành xã nông thôn mới kiểu mẫu và là xã đảo xanh, sạch, thân thiện môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Qua đó, nghị quyết xác định TP HCM phải chủ động phối hợp với các bộ, ngành trung ương và các địa phương nghiên cứu, đầu tư phát triển hệ thống giao thông kết nối; nâng cấp các tuyến đường trung tâm các xã Tam Thôn Hiệp, An Thới Đông, Lý Nhơn với đường Rừng Sác; đường vành đai kết nối 4 xã phía bắc; nút giao thông kết nối đường Rừng Sác với tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành.

Đồng thời, thu hút đầu tư xây dựng, đưa vào khai thác cảng biển tổng hợp, chuyên dùng, cảng hành khách quốc tế, cảng container trung chuyển quốc tế, nhằm hình thành hạ tầng logistics kết nối liên thông các địa phương trong nước và quốc tế.

Nghiên cứu phát triển đường trên cao dọc tuyến đường Rừng Sác vào khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ, bảo đảm phát triển giao thông với bảo vệ rừng, bảo vệ cảnh quan, môi trường khu vực.

Tuy nhiên phải xác định, thúc đẩy phát triển văn hóa xã hội, đảm bảo kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao chất lượng sống của người dân.

Xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ

Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi cho biết, Thành phố đang phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các nhà đầu tư xây dựng đề án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ theo Nghị quyết 24…

Ngày 23/10, Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai Nghị quyết số 24 về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 .

Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi khẳng định, Thành phố xác định trách nhiệm và cam kết tích cực triển khai Nghị quyết 24 cũng như Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đạt kết quả cao nhất. Triển khai Nghị quyết 24 là công việc phải thực hiện trong nhiều năm và TP.HCM sẽ xây dựng chương trình hành động cụ thể.

Ngoài ra, Thành phố cũng xin thí điểm việc mở rộng cơ chế phân cấp, phân quyền trong một số lĩnh vực như đầu tư, tài chính ngân sách, quản lý đô thị - đất đai, tổ chức bộ máy, biên chế, quản lý xã hội, thí điểm cơ chế thu hút các nhà đầu tư chiến lược vào trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM, cơ chế phân cấp phân quyền cho TP.Thủ Đức.

"Dự án không chỉ có ý nghĩa về lợi ích của cảng biển, mà còn nâng cao được lợi thế cạnh tranh của vùng Đông Nam Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung đối với khu vực và thế giới, tạo sự hấp dẫn hơn đối với dòng vốn FDI", Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi khẳng định.

Đồng thời, TP.HCM cũng tập trung làm tốt vai trò đầu mối và phối hợp với các địa phương trong vùng triển khai các dự án giao thông kết nối vùng như đường Vành đai 3, Vành đai 4 và các cao tốc kết nối.

Để phát huy các dự án đó trong tương lai và đón đầu việc khánh thành sân bay quốc tế Long Thành giai đoạn 1, TP HCM tập trung xây dựng nút giao thông An Phú, nối các đoạn của Vành đai 2 và cùng với Đồng Nai nghiên cứu các cầu kết nối Quận 7, TP.Thủ Đức với các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, nhằm mở rộng không gian phát triển ở phía đông.

Bên cạnh các công trình giao thông, Chủ tịch UBND TP HCM cho biết, Thành phố đang phối hợp với các nhà đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải xây dựng đề án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ theo tinh thần Nghị quyết 24.

Việc xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ là nhằm khai thác cao nhất vai trò của cụm cảng biển số 4, khai thác lợi thế luồng nước sâu ở cửa biển Cần Giờ. Đây là dự án mang tính bổ sung cho hệ thống cảng biển Cái Mép - Thị Vải, chứ không mang tính cạnh tranh, làm suy yếu hệ thống cảng biển hiện có.

Dự án này cơ bản sử dụng nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp trong và ngoài nước, mang tính khả thi cao do nhà đầu tư là một trong những hãng vận tải tàu biển hàng đầu thế giới.

Chủ tịch UBND TP HCM tin tưởng, nếu được triển khai, dự án không chỉ có ý nghĩa về lợi ích của cảng biển, mà còn nâng cao được lợi thế cạnh tranh của vùng Đông Nam Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung đối với khu vực và thế giới, tạo sự hấp dẫn hơn đối với dòng vốn FDI.


Cần Giờ sẽ là thành phố biển nghỉ dưỡng

Vào năm 2030, Cần Giờ sẽ là thành phố biển nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái với thu nhập bình quân đầu người đạt 182 triệu đồng mỗi năm.

Mục tiêu trên được nêu trong Nghị quyết định hướng phát triển Cần Giờ do Thành uỷ TP HCM vừa ban hành. Theo đó, thành phố đặt kế hoạch tổng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2021-2030 của huyện tăng 20,7% mỗi năm.

Đến 2030, ngành dịch vụ chiếm gần 75% tổng giá trị sản xuất của địa phương; toàn bộ đường đô thị được chiếu sáng; tất cả phương tiện giao thông công cộng dùng năng lượng sạch, 100% rác thải được xử lý.

photo-1

Một góc Cần Giờ nhìn từ trên cao. Ảnh: Quỳnh Trần

Cần Giờ sẽ tập trung phát triển dịch vụ, du lịch biển, kinh tế hàng hải, nuôi trồng, khai thác và chế biến hải sản chất lượng cao. Địa phương này được định hướng thành khu du lịch trọng điểm quốc gia với tổng lượng khách giai đoạn 2021-2030 là 49 triệu lượt, tốc độ tăng bình quân 12,5% mỗi năm.

Các tuyến du lịch quốc tế sẽ được kết nối với nơi đây qua cảng hành khách trên luồng Sài Gòn - Vùng Tàu. Thành phố cũng sẽ triển khai dự án đầu tư mở rộng Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ; phát triển hệ thống giao thông kết nối các tuyến nhánh với đường Rừng Sác; xây nút giao nối đường Rừng Sác với cao tốc Bến Lức - Long Thành.

Hạ tầng logistics ở huyện đảo cũng được thành phố đầu tư gồm các cảng: tổng hợp, hành khách quốc tế, container trung chuyển quốc tế tại nơi tiếp giáp sông Lòng Tàu, luồng Sài Gòn - Vũng Tàu, luồng Cái Mép - Thị Vải; nâng công suất phà Cần Giờ - Vũng Tàu và Cần Giờ - Cần Giuộc; khai thác thêm hai tuyến phà kết nối với huyện Gò Công Đông, Tiền Giang. Nghiên cứu phát triển đường trên cao dọc đường Rừng Sác vào Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ.

Song song với phát triển kinh tế, TP HCM cũng có chiến lược đưa Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ thành hình mẫu về sự hài hoà giữa bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái tự nhiên với nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Cách trung tâm thành phố khoảng 50 km về phía Đông Nam, Cần Giờ là địa phương duy nhất của TP HCM giáp biển, có rừng phòng hộ, và rừng ngập mặn được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển. Huyện đảo này có diện tích 70.445 ha, chiếm 1/3 tổng diện tích TP HCM, với gần 80.000 dân, giao các cửa sông lớn gồm sông Lòng Tàu, Cái Mép, Gò Gia, Thị Vải, Soài Rạp, Đồng Tranh.

Năm 2021, thu nhập bình quân đầu người của Cần Giờ ước đạt 69 triệu đồng một người mỗi năm. Thu ngân sách địa phương năm 2021 là 1.240 tỷ đồng.

Liên quan đến Cần Giờ, tại buổi làm việc của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc với TP HCM mới đây, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đề nghị thành phố có có thể nghiên cứu vị trí đặt trung tâm tài chính tại huyện đảo này thay vì Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP Thủ Đức) như kế hoạch.

Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết từng thăm dò và thấy Cần Giờ có quỹ đất khoảng 10.000 ha gồm cả một phần huyện Nhà Bè và giáp với Long An. Nếu mở được thành phố tài chính ở đây sẽ nối được trung tâm thành phố hiện nay với trung tâm mới ở Cần Giờ qua sông Soài Rạp.

NS (th)

Tin liên quan

Viết bình luận

Zannier Hotels Bãi San Hô nhận giấy chứng nhận Green Globe
1/4/2023 548 1k
Khách sạn Zannier Hotels Bãi San Hô tại Phú Yên vừa được trao tặng giấy chứng nhận Green Globe vào tháng 2-2023. Đây là chứng chỉ toàn cầu hàng đầu đánh giá các hiệu suất bền vững của các doanh nghiệp du lịch và lữ hành, với mục tiêu quảng bá các giá trị bền vững tại các cơ sở du lịch.
IHG Hotels & Resorts triển khai chương trình ưu đãi ẩm thực cho hội viên IHG One Rewards
1/4/2023 548 1k
Các hội viên IHG One Rewards sẽ tiếp tục nhận được một loạt ưu đãi ẩm thực độc quyền với nhiều hơn các lựa chọn đổi điểm, có giá trị hơn, và nhiều quyền lợi ăn uống. Áp dụng cho tất cả khách sạn và khu nghỉ dưỡng tham gia chương trình tại Việt Nam, Đông Nam Á và Hàn Quốc, chương trình "Tận hưởng, Tiết Kiệm & Tích điểm" cho thấy IHG Hotels & Resorts nỗ lực không ngừng trong việc đổi mới và đem đến cho khách hàng những trải nghiệm đáng giá hơn trong bối cảnh du lịch mở cửa trở lại.
Vietravel Airlines đón đoàn khách quốc tế bay charter đầu tiên tới Khánh Hòa
29/3/2023 548 1k
Hãng hàng không Vietravel (Vietravel Airlines) vừa chính thức chào đón chuyến bay charter đầu tiên của hãng khởi hành từ thành phố Daegu, Hàn Quốc đến với tỉnh Khánh Hoà, Việt Nam.
Dự kiến cuối năm 2024, Nhà thờ Đức Bà Paris chính thức mở cửa
26/3/2023 548 1k
Hãng tin AP dẫn lời các quan chức Pháp ngày 6-3 cho biết quá trình xây dựng lại Nhà thờ Đức Bà đang diễn ra đúng tiến độ và dự kiến sẽ mở cửa trở lại vào cuối năm 2024. Có 10 điều ít người biết về Nhà thờ Đức Bà ở Paris.
Công ty Tiến Khoa đồng hành cùng Dạ khúc Xưa và nay

Công ty Tiến Khoa đồng hành cùng Dạ khúc Xưa và nay

Ban tổ chức Dạ khúc xưa và nay 2023 – Truyền hình Việt Nam kết nối toàn cầu GCTV hân hạnh hợp tác cùng Công ty TNHH Bất động sản Tiến Khoa trong cuộc thi với cương vị nhà tài trợ đồng hành.