xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nghề "độc" ở Bảy Núi

Theo Lê Hoàng Vũ (Báo Nông nghiệp Việt Nam)

Đốt lửa nướng tầm vông hay còn gọi là uốn tầm vông để giúp cây suôn thẳng không bị cong. Đây là nghề truyền thống có gần 30 năm ở vùng Bảy Núi – An Giang.

Có thể nói vùng Bảy Núi là nơi trồng cây tầm vông số lượng lớn nhất ở ĐBSCL. Tập trung nhiều ở các xã như Lương Phi, Lê Trì, Ô Lâm, Cô Tô và thị trấn Ba Chúc… thuộc huyện Tri Tôn.

Sau khi dùng lửa uốn, những cây tầm vông có thân hình cong queo trở nên suôn thẳng, khi bán ra thị trường sẽ có giá trị cao.

Nghề độc ở Bảy Núi - Ảnh 1.

Vùng Bảy Núi tỉnh An Giang

Nghề độc ở Bảy Núi - Ảnh 2.
Nghề độc ở Bảy Núi - Ảnh 3.

Theo người dân cho biết, trước khi uốn tầm vông phải uốn đoạn gốc trước, chỉnh cho thẳng rồi mới bắt đầu uốn phần ngọn. Nghề này đòi hỏi người thợ phải có tay nghề giỏi canh ngọn lửa, chiều gió mà điều chỉnh.

Những người thợ lành nghề thường chỉ cần nhìn vào ngọn lửa trong lò là có thể biết được thời gian uốn phù hợp. Tùy vào lửa lớn hay nhỏ, nhiệt độ nhiều hay ít mà thời gian uốn sẽ nhanh hay chậm.

Nghề độc ở Bảy Núi - Ảnh 4.

Người thợ phải có tay nghể canh ngọn lửa

Nghề độc ở Bảy Núi - Ảnh 5.
Nghề độc ở Bảy Núi - Ảnh 6.

Những cây tầm vông cong sẽ biến thành thẳng nhờ căn chỉnh ngọn lửa. Trung bình mỗi cây mất từ 2-3 phút. Bởi cây tầm vông thuộc họ tre nhưng thân cây nhỏ hơn, đặc ruột, vì thế để uốn được phần gốc người thợ sẽ có thêm cây móc đè cây xuống, còn phần ngọn chỉ cần đặt vào lò đợi đủ lửa là uốn cho thẳng.

Nghề độc ở Bảy Núi - Ảnh 7.

Khâu uốn phần gốc tầm vông đòi hỏi sự khéo léo và sức lực của người làm

Nghề độc ở Bảy Núi - Ảnh 8.
Nghề độc ở Bảy Núi - Ảnh 9.

Tầm vông sau khi thu hoạch, sẽ được đưa vào lò để uốn. Công việc uốn tầm vông được thực hiện theo cặp, cứ một người uốn gốc, người còn lại sẽ uốn ngọn. Mỗi lượt sẽ uốn từ 10-15 cây tầm vông, tùy vào kích thước, độ dài, độ già của cây.

Nghề nướng tầm vông thường được thực hiện theo cặp, mỗi ngày người có tay nghề cao sẽ uốn được từ 200-250 cây. Trung bình những người thợ uốn tầm vông sẽ có thu nhập từ 200.000 – 300.000 đồng/người/ngày. Tuy nghề uốn tầm vông tuy lắm vất vả, nhưng bù lại đã giúp hàng trăm hộ dân có cuộc sống ổn định.

Nghề độc ở Bảy Núi - Ảnh 10.
Nghề độc ở Bảy Núi - Ảnh 11.
Nghề độc ở Bảy Núi - Ảnh 12.

Tầm vông sau khi uốn sẽ được thương lái mang đi phân phối các tỉnh ĐBSCL

Tùy theo kích thước dài, ngắn mà tầm vông được thu mua với các giá khác nhau: Loại 1 (9m) 45.000 đồng/cây; loại 2 (8m) giá 30.000 đồng/cây; loại 3 (7m) giá 20.000 đồng/cây; loại 4 (6m) giá 17.000 đồng/cây...

Ông Nguyễn Văn Mến, ở xã Lương Phi, huyện Tri Tôn cho biết: Ở vùng đất này, nhà nào cũng trồng từ vài chục bụi đến hàng trăm bụi. Nhà nào có khoảng 100 bụi tầm vông 3 năm tuổi có thể thu nhập từ 20 - 25 triệu đồng/năm.

Theo người dân địa phương, tầm vông là loại cây trồng không cần chăm sóc, cây ít sâu bệnh, không cầu đầu tư nhiều, vì vậy trồng 3 năm là có thể thu hoạch, thời gian kéo dài từ 50-60 năm.

Phòng NN-PTNT huyện Tri Tôn cho biết: Mỗi năm ở vùng Bảy Núi cung cấp khoảng 500.000-700.000 cây tầm vông cho khắp các tỉnh, thành ĐBSCL.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo