xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xây dựng chính quyền điện tử: Cần bộ khung hợp chuẩn

Anh Phúc - Hồng Ánh

Sẽ xây dựng miền Trung thành một trung tâm về công nghệ thông tin và truyền thông, kết nối quốc tế

Hội thảo Hợp tác phát triển công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) Việt Nam lần thứ 23 do tỉnh Phú Yên đăng cai diễn ra từ ngày 22 đến 23-8 với chủ đề "Chuyển đổi số: Kết nối, chia sẻ dữ liệu hoàn thiện chính quyền điện tử" giữa bối cảnh Việt Nam đang tăng tốc đẩy mạnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, trong đó có thành phần nền tảng là chuyển đổi số (CĐS). Sự kiện tại Phú Yên đặt ra những thách thức về CĐS để xây dựng chính quyền điện tử (CQĐT) tại các cấp địa phương, cơ sở, những tỉnh - thành không có thế mạnh toàn diện về CNTT-TT.

Xác định rõ yêu cầu

CĐS là một giai đoạn cao hơn so với số hóa trước đây. Nếu như số hóa chỉ là chuyển từ dữ liệu dạng vật lý (trên giấy, phim ảnh) thành dữ liệu số thì CĐS là chuyển tất cả hoạt động của cơ sở lên nền tảng điện toán nối mạng để kết nối các ngành, địa phương, toàn quốc và cuối cùng là toàn cầu. Cốt lõi của CĐS là cơ sở dữ liệu (CSDL) được xây dựng với quy mô dữ liệu lớn và dữ liệu dùng chung chia sẻ trên toàn hệ thống.

Trước đây, CQĐT chủ yếu phục vụ nội bộ hệ thống quản lý nhà nước với những tác vụ, yêu cầu hẹp và thấp. Bây giờ, CQĐT phải phục vụ mọi người dân, cung cấp thông tin chính thức và các dịch vụ hành chính công trên mạng và phải tương tác giữa chính quyền và người dân. Muốn CĐS và hoàn thiện CQĐT thì phải định danh chúng với những yêu cầu mới và cụ thể. Chỉ khi nào xác định rõ vai trò và nhiệm vụ của chúng thì mới có thể xây dựng những giải pháp khả thi và thiết thực. Kinh nghiệm của những đề án CNTT-TT thất bại trước đây ở các cấp địa phương lẫn quy mô toàn quốc cần được vận dụng để hoàn thiện.

Xây dựng chính quyền điện tử: Cần bộ khung hợp chuẩn - Ảnh 1.

Đại biểu tham dự sự kiện tại tỉnh Phú Yên tham quan các thiết bị mới phục vụ chuyển đổi số. Ảnh: HỒNG ÁNH

Khó khăn là động lực để thực hiện

Một nghịch lý là các tỉnh, thành có cơ sở vật chất hạ tầng khó khăn lại là những nơi cần phát triển sâu rộng CQĐT hơn cả. Chẳng hạn, do điều kiện giao thông khó khăn, người dân sống ở vùng sâu vùng xa nên các dịch vụ hành chính công trên nền tảng mạng càng có giá trị, càng thêm hữu ích.

Ông Trần Hữu Thế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, thừa nhận việc ứng dụng CNTT, xây dựng CQĐT ở tỉnh này còn hạn chế. Theo kết quả đánh giá chỉ số mức độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển CNTT năm 2018, Phú Yên chỉ xếp 42 trong cả nước, thuộc nhóm trung bình thấp. "Việc triển khai CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước vẫn chưa khai thác hết tiềm năng và công suất của hệ thống, triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nhưng chưa được sử dụng rộng rãi do trình độ, thói quen ứng dụng CNTT từ cán bộ đến người dân vẫn thấp" - ông Thế đánh giá.

Nhiều tỉnh, thành miền Trung cũng rơi vào tình trạng tương tự khi mạng lưới CNTT, nhân lực vận hành chưa đồng bộ, còn mới, chưa quen với nhiều người. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 còn là cuộc cách mạng về chính sách và thể chế. "Các tỉnh, thành miền Trung không có nhiều thứ để mất nên có thể chấp nhận cái mới nhanh hơn. Chấp nhận cái mới thì sẽ thu hút công nghệ mới, nhân tài và doanh nghiệp công nghệ. Đổi mới sáng tạo cả về công nghệ, mô hình kinh doanh, quản trị sẽ giúp miền Trung bứt phá" - Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhìn nhận và khẳng định với thị trường 20 triệu dân thì đủ lớn để miền Trung làm cái nôi phát triển công nghệ mới, sản phẩm mới.

"Càng khó khăn thì càng phải đi đầu ứng dụng công nghệ mới; càng có cơ hội để công nghệ mới, mô hình mới mang lại giá trị lớn. Các tỉnh, thành miền Trung cần có kế hoạch phát triển các doanh nghiệp công nghệ. Cứ 1.000 người dân thì phải có 1 doanh nghiệp công nghệ địa phương. Bộ sẽ chỉ đạo xây dựng miền Trung thành một Hub (trung tâm) về CNTT-TT, kết nối quốc tế" - Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.

Theo số liệu của Tập đoàn Nghiên cứu Miniwatts Marketing, Việt Nam hiện xếp thứ 13 trong Top 20 quốc gia có số dân sử dụng mạng internet đông nhất thế giới. Tính tới năm 2018, có tới 70 triệu người ở Việt Nam (chiếm 73% số dân) sử dụng điện thoại di động. Từ thực tiễn đó, việc triển khai sâu rộng CQĐT ở các tỉnh, thành sẽ phục vụ tốt hơn cho cả nhiệm vụ quản lý nhà nước của chính quyền lẫn việc tuân thủ pháp luật và cuộc sống của người dân. Cụ thể là người dân ở vùng sâu, vùng xa có thể nắm bắt thông tin, thực hiện các thủ tục hành chính công qua mạng ngay tại nhà, thậm chí tại trụ sở xã - ấp ngay trên điện thoại di động có nối mạng. Nhưng điều đầu tiên vẫn phải bảo đảm cho các địa phương CĐS và hoàn thiện CQĐT thông suốt, có khả năng tương thích và liên thông với cả nước. Muốn vậy, Chính phủ cần có chuẩn cơ bản về CĐS và CQĐT để các địa phương dựa vào đó vận dụng cho phù hợp với thực tế của mình. Theo đó, mỗi địa phương sẽ tùy khả năng và yêu cầu mà xây dựng những dự án và lộ trình CĐS tối ưu. Kinh nghiệm cho thấy cần tránh ôm đồm hoặc đua tranh ai có gì mình có nấy, mà làm cái nào phải chắc cái đó. 

Việc Liên minh CĐS Việt Nam gồm Viettel, VNPT, FPT, MoibiFone, CMC, BKAV, VNG và MISA đã thành lập mới đây là một thuận lợi cho công cuộc CĐS của các địa phương. Liên minh này sẽ hợp tác, đồng hành cùng Chính phủ, các bộ, ngành, doanh nghiệp, tổ chức phát triển những mô hình chuyển đổi số đa dạng và hợp chuẩn chung để các địa phương, cơ sở có thể nhanh chóng chọn áp dụng, giúp giảm chi phí và bảo đảm sự liên thông.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo