xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hỗ trợ doanh nghiệp tăng tốc chuyển đổi số

Phạm Hồng Phước

Doanh nghiệp công nghệ lớn, có vị trí dẫn dắt, cam kết đồng hành với doanh nghiệp trong nước chuyển đổi số

Thực tế cho thấy ngày càng có nhiều doanh nghiệp (DN) hiểu được sự bức thiết phải tiến hành chuyển đổi số (CĐS) để có thể làm ăn được trong thời đại công nghệ mới. Họ bắt buộc phải CĐS nếu không muốn đứng ngoài cuộc chơi trong nền kinh tế số, xã hội số.

Cần 6 điều kiện thiết yếu

Khác với các công ty phần cứng, là một công ty công nghệ dựa trên phần mềm và dịch vụ số, Tập đoàn Microsoft từ lâu đã đưa ra những lời cam kết "trao quyền" cho các khách hàng, đối tác để hỗ trợ họ CĐS.

Tại hội thảo công nghệ Microsoft Technology Summit 2022 diễn ra tại TP HCM tuần trước, Microsoft cập nhật những công nghệ và giải pháp mới nhất của mình cho các tổ chức và DN Việt Nam nhằm tăng tốc trên hành trình CĐS, linh hoạt hơn, bứt phá nhanh hơn với ít nguồn lực, thời gian và ít chi phí hơn. Theo bà Nguyễn Quỳnh Trâm, Tổng Giám đốc Microsoft Việt Nam, sau đại dịch COVID-19, lúc này là thời điểm DN cần tập trung tăng tốc để thực hiện CĐS. Bà Trâm khuyến cáo DN cần cân nhắc 6 điều kiện thiết yếu khi CĐS, gồm: dịch chuyển lên nền tảng đám mây; thống nhất dữ liệu và ứng dụng AI làm nền tảng; trao quyền cho các bộ phận; tái tạo năng lượng cho nhân viên; triển khai các quy trình kinh doanh cộng tác và đặt bảo mật làm ưu tiên hàng đầu.

Công cuộc CĐS toàn diện quốc gia của Việt Nam có được lợi thế cơ bản là có sự hỗ trợ của cả hệ thống chính trị với sự chỉ đạo thống nhất từ cấp cao nhất trong bộ máy quản lý nhà nước. CĐS được coi là một nhiệm vụ chính trị cốt lõi của toàn hệ thống. Điều này giúp DN chỉ cần tập trung cho việc CĐS của mình để kết nối và liên thông với các cổng CĐS của các DN khác và của bộ máy chính quyền từ trung ương tới địa phương.

Ngày 13-12-2021, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quyết định 1970/QĐ-BTTTT phê duyệt "Đề án xác định chỉ số đánh giá mức độ CĐS DN và hỗ trợ thúc đẩy DN CĐS". Đề án gồm Bộ chỉ số đánh giá mức độ CĐS DN dùng chung trên toàn quốc (gọi tắt Bộ chỉ số - DBI) và các nhiệm vụ, giải pháp tổ chức triển khai ứng dụng Bộ chỉ số. Theo đó, mức độ CĐS DN được chia thành 6 cấp độ cụ thể tăng dần từ mức 0 đến mức 5, bao gồm mức 0 là chưa CĐS, mức 1 - Khởi động, mức 2 - Bắt đầu, mức 3 - Hình thành, mức 4 - Nâng cao, mức 5 - Dẫn dắt.

Hỗ trợ doanh nghiệp tăng tốc chuyển đổi số - Ảnh 1.

Ứng dụng công nghệ vào các kênh thanh toán online giúp doanh nghiệp tăng tiện ích cho khách hàng. Trong ảnh: Người dùng trải nghiệm thanh toán qua ví MoMo. Ảnh: BÌNH AN

Hỗ trợ doanh nghiệp lên online

Trong thời gian qua, hoạt động CĐS trong các tổ chức và cộng đồng DN đã diễn ra rất sôi động, trong đó đáng chú ý là sự nỗ lực hỗ trợ nhau CĐS giữa các DN, chủ yếu là các DN lớn, DN quốc tế - hỗ trợ các DN nhỏ và vừa (SMEs).

Ông Ruici Tio, Quản lý Chương trình Chính sách, Meta khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cho biết Meta cam kết hỗ trợ SMEs Việt Nam lên nền tảng trực tuyến và hưởng lợi từ việc tham gia vào nền kinh tế số. Meta có mối quan hệ đối tác lâu dài với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), qua đó hỗ trợ hơn 32.000 SMEs trên toàn quốc, phản ánh cam kết của Tập đoàn Meta trong việc hỗ trợ CĐS và đổi mới ở Việt Nam.

Về phía Việt Nam, những DN công nghệ lớn, có vị trí dẫn dắt, đều cam kết đồng hành với DN trong nước tiến hành CĐS. Ngày 14-9, tại Hà Nội đã diễn ra lễ ký kết thỏa thuận hợp tác về thúc đẩy CĐS cho DN Việt Nam giữa Cục Phát triển DN (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). Theo nội dung hợp tác, hai bên sẽ phối hợp triển khai các hoạt động nâng cao nhận thức về CĐS cho DN thông qua các chương trình truyền thông, hội nghị, hội thảo tập huấn về CĐS. Hỗ trợ nâng cao năng lực triển khai CĐS thông qua các hoạt động đào tạo, tập huấn, hướng dẫn ứng dụng các công nghệ số, trong đó có thử nghiệm các nền tảng, giải pháp của VNPT.

Tập đoàn Công nghệ CMC cho biết trong giai đoạn 2021-2025, cùng với việc đặt mục tiêu trở thành DN toàn cầu, đẳng cấp quốc tế với doanh thu tỉ USD và quy mô hơn 10.000 nhân sự, CMC sẽ góp phần định hình thị trường dịch vụ điện toán đám mây (Cloud) và SaaS (phần mềm dịch vụ) mới và nằm trong tốp đầu thị trường an ninh mạng.

Mới đây, vào tháng 11-2022, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam (VYEA), Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) và Tập đoàn FPT đã ký kết thỏa thuận hợp tác ba bên kiến tạo hệ sinh thái CĐS, tư vấn và đồng hành CĐS cùng cộng đồng doanh nhân trẻ, hướng tới phát triển bền vững và số hóa thành công. Các chương trình đào tạo tập huấn sẽ được xây dựng dựa trên bộ khung hướng dẫn CĐS cho SMEs (26 bộ cho 26 ngành) và khung hướng dẫn CĐS cho DN sản xuất được VINASA và đội ngũ chuyên gia hàng đầu về CĐS xây dựng năm 2021. 

Báo cáo kinh tế Đông Nam Á mới đây ghi nhận nền kinh tế số của Việt Nam trong giai đoạn 2023-2025 sẽ có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực ASEAN, đạt tỉ lệ 31%. Trong vài năm trở lại đây, tốc độ phát triển nền kinh tế số của Việt Nam cũng thuộc tốp đầu trong khu vực. Theo báo cáo của Tập đoàn Công nghệ Meta, công ty mẹ của Facebook, 73% người tiêu dùng ở Việt Nam đang sử dụng tin nhắn để liên lạc với các DN, cao nhất trong số các quốc gia được khảo sát.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo