xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giám sát xã hội, cần nhưng phải đúng

Phạm Hồng Phước

Hiện tượng người của công chúng livestream phơi bày những góc tối của người khác có ảnh hưởng tới cộng đồng lại nóng lên khi ngay đầu tháng 6 với thông tin TAND quận 1, TP HCM thụ lý vụ kiện giữa 2 nữ doanh nhân vì nội dung livestream bị cho là xúc phạm danh dự, uy tín.

Trước đó, ngày 25-5, truyền thông mạng dậy sóng khi một nữ doanh nhân trở thành idol gần đây trong nhiều vụ việc gây tranh cãi đã liên tục tổ chức các buổi livestream. Có buổi gần nửa triệu người đã xem trực tiếp livestream trên Facebook và YouTube của người này. Tới chiều 26-5, kênh YouTube chính thức của idol này có gần 1,3 triệu lượt xem livestream đó và hàng trăm ngàn lượt view khác trên các kênh phát lại.

Không bàn về "nghệ thuật livestream", người ta thấy rõ nội dung livestream này quả là đã "gãi trúng chỗ ngứa" của đại đa số cư dân mạng. Chuyện idol này "khui hầm", "bóc phốt" idol kia, nhất là chuyện giữa giới nghệ sĩ, giới showbiz đã thu hút nhiều người háo hức theo dõi. Dù sao, đó vẫn là một nhu cầu, một thị hiếu có thật.

Xung quanh nhịp sống của xã hội vẫn cần có những ống kính giám sát, chỉ có điều, hiện tượng "bóc mẽ idol" này không nên quá đà, quá lố. Nó chỉ tốt nếu như góp phần làm trong sạch dòng chảy xã hội, đưa dòng chảy đó vào đúng quỹ đạo.

Rũ bỏ mọi sân si hỉ nộ ái ố, vụ việc "bóc phốt" này như một hồi chuông cảnh tỉnh giới "người của công chúng". Tất cả "người của công chúng" phải chịu sự giám sát của công chúng - họ không thể là những người tự cho mình cái quyền "ngồi trên tất cả" để lợi dụng tâm lý hiếu kỳ của người hâm mộ. Minh bạch và trách nhiệm luôn là điều cần phải được tuân thủ.

Tất nhiên, hiện tượng "bóc phốt" này như con dao hai lưỡi, lợi và hại cách nhau rất mong manh. Với tư cách giám sát xã hội, nhất là với những "người của công chúng", người "bóc phốt" chỉ đem lại lợi ích nếu như vạch ra được những việc làm sai trái, có hại cho cộng đồng xã hội của ai đó, đặc biệt là những vụ việc mà người bình thường khó thể thấu đáo. Và cũng nên dừng lại ở việc "lột trần sự thật" chứ không thể dấn sâu tự biến mình thành "quan tòa phán xét". Chuyện đó hãy để cho cộng đồng phản ứng và nếu cần thiết thì để các cơ quan chức năng xử lý.

Và điều quan trọng là "bóc phốt sự thật" hoàn toàn không phải là "bới móc" dẫn tới xâm phạm đời tư cá nhân người khác - một việc vi phạm pháp luật. Xã hội sẽ trở nên tốt lành hơn nếu như những hành vi sai trái của bất cứ ai được đưa ra công chúng và xử lý rốt ráo. Nhưng cứ phơi bày những góc tối, chuyện riêng tư của cá nhân lại dễ đem đến hiệu ứng tiêu cực.

Trong hiện tượng livestream "bóc phốt" vừa qua, những người có trách nhiệm, những KOL (nhân vật có ảnh hưởng) chỉ nên "trích xuất" những hành động chưa đúng đắn của người bị "bóc phốt" chứ không để bị lôi cuốn vào hành vi của người "bóc phốt". Bởi lẽ, nếu hiện tượng có tính giám sát xã hội này bị lạm dụng, sa đà thì quả là lợi bất cập hại.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo