xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dùng robot rút ngắn giao dịch ngân hàng

THÁI PHƯƠNG

Robot sẽ nhận biết khuôn mặt (Face ID), chào hỏi, trò chuyện, hướng dẫn khách hàng điền thông tin và dữ liệu trong quá trình giao dịch

Đã có ngân hàng (NH) thương mại đầu tiên tại Việt Nam chuẩn bị đưa robot vào phục vụ hoạt động giao dịch với khách hàng (KH). Các NH khác cũng chạy đua triển khai NH số để gia tăng lợi thế cạnh tranh trong phân khúc bán lẻ online.

Giảm thiểu sai sót do con người

Một bước đi trong quá trình triển khai NH số được NH TMCP Nam Á (Nam A Bank) áp dụng là sẽ đưa robot vào quầy giao dịch để hỗ trợ KH, gia tăng trải nghiệm cho người dùng.

Tại Diễn đàn NH bán lẻ Việt Nam 2019 mới đây, ông Hoàng Việt Cường, Phó Tổng Giám đốc Nam A Bank, cho biết dự kiến từ tháng 12, NH này sẽ chính thức đưa vào Robot PreTeller và thiết bị VTM (Máy Giao dịch NH tương tác bằng hình ảnh) tích hợp ATM vào hoạt động để phục vụ cho KH 24/7 mà không cần đến NH. Với KH đến các quầy giao dịch tại NH, Robot PreTeller với những cử động đã được lập trình, sẽ di chuyển tới KH, nhận diện khuôn mặt (Face ID), chào hỏi, trò chuyện hướng dẫn KH điền thông tin và dữ liệu trong quá trình hoàn tất các thủ tục giao dịch. Lãnh đạo Nam A Bank kỳ vọng việc ứng dụng công nghệ hiện đại này sẽ giảm thiểu các thủ tục truyền thống, các sai sót do con người, rút ngắn thời gian và tăng tính chuẩn xác trong giao dịch.

Dùng robot rút ngắn giao dịch ngân hàng - Ảnh 1.

Các hệ thống máy giao dịch ngân hàng tự động được giới thiệu ở Việt Nam Ảnh: ANH PHÚC

Ông Nguyễn Hưng, Tổng Giám đốc NH TMCP Tiên Phong (TPBank), cho rằng là NH "sinh sau đẻ muộn" và có lúc từng khó bứt phá nhưng vài năm nay TPBank đã có những bước tiến nhanh nhờ đầu tư vào công nghệ. Năm 2012, TPBank chỉ có khoảng 30.000 KH thì nay đã lên tới 3 triệu KH. Có được điều này, theo ông Nguyễn Hưng, là nhờ TPBank đã đầu tư hàng ngàn tỉ đồng cho giải pháp công nghệ. TPBank đã triển khai hệ thống Livebank (giao dịch trực tuyến hoạt động 24/7) ứng dụng cho việc đăng ký mở tài khoản, nộp tiền, rút tiền, chuyển khoản, xác thực KH điện tử (eKYC)… giúp giảm thiểu nhân sự và thời gian giao dịch. Ngoài ra, NH này cũng ứng dụng công nghệ sinh trắc học để nhận diện giọng nói KH, giúp tăng cường bảo mật an toàn cho KH.

Cần hành lang pháp lý

Theo ông Nguyễn Đình Thắng, Chủ tịch HĐQT NH TMCP Liên Việt (LienVietPostBank), triển khai NH số là phương thức tốt nhất của các NH trong việc phát triển các kênh bán lẻ online.

Tại LienVietPostBank, ví điện tử Ví Việt được NH đầu tư, nghiên cứu xây dựng trong lộ trình triển khai NH số, cung cấp đầy đủ tính năng thanh toán, giao dịch NH đa dạng. Đến tháng 11, Ví Việt đã phát triển được hơn 2,7 triệu người dùng, hơn 35.000 điểm chấp nhận thanh toán. Đây được coi là sản phẩm chủ lực, là nền tảng chính để LienVietPostBank xây dựng NH số tích hợp đa kênh cung cấp dịch vụ NH, thẻ và ví điện tử online trên một ứng dụng.

Nhiều NH thương mại khác cũng ráo riết đầu tư các giải pháp công nghệ trong lộ trình triển khai NH số. Với sự tư vấn của hãng IBM với hành trình 5 năm, từ cuối năm ngoái, NH TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) đã tập trung triển khai dự án chuyển đổi số theo nhóm lĩnh vực hướng tới KH, dữ liệu lớn, số hóa, hạ tầng công nghệ; hay NH TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã thành lập ủy ban chuyển đổi số, trung tâm chuyển đổi số…

NH số ở Việt Nam đang phát triển tương đối nhanh trong phân khúc NH bán lẻ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia và lãnh đạo NH, một trong những khó khăn hiện nay khi triển khai NH số là hành lang pháp lý chưa theo kịp thực tế như việc định danh eKYC, cho vay ngang hàng (P2P), tiền di động... Bài toán về an ninh mạng và thông tin, dữ liệu cũng là một thách thức. Chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm 2019, có gần 3.500 vụ tấn công hệ thống công nghệ thông tin Việt Nam, tăng 104% so với cùng kỳ; trong khi chỉ khoảng 30% NH thương mại đầu tư cho an ninh mạng với tỉ lệ xấp xỉ 10% trong tổng đầu tư vào công nghệ thông tin.

Ông Nguyễn Đình Thắng kiến nghị cơ quan quản lý cần sớm ban hành văn bản pháp lý và cho phép cơ chế thử nghiệm (sandbox) về các loại hình thanh toán không dùng tiền mặt; NH số; eKYC; hệ thống đại lý ủy thác của NH về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, dịch vụ hỗ trợ nạp tiền/rút tiền mặt vào/từ ví điện tử, tài khoản; hỗ trợ thực hiện dịch vụ NH số có thu phí… Dịch vụ thanh toán quét mã QR qua ứng dụng ví điện tử/thẻ phi vật lý giữa Việt Nam và nước ngoài. Để triển khai NH số thành công, ông Hoàng Việt Cường cũng kiến nghị cơ quan nhà nước sớm ban hành văn bản pháp lý cho phép mở tài khoản online kết hợp eKYC và chữ ký điện tử. Xu thế đa phương thức thanh toán có khả năng dẫn đến giảm thị phần của các NH rất cao, nên cần hành lang pháp lý cụ thể hơn về các giải pháp thanh toán... 

Ngân hàng không nhân viên

Ông Trịnh Minh Thảo, chuyên gia lĩnh vực NH bán lẻ, cho hay trên thế giới, một số NH tại Nhật, Ấn Độ hay Đài Loan (Trung Quốc)… đã triển khai Robot Teller. Một số NH tại Nga và Brazil cũng ứng dụng Robot Teller có khả năng giao tiếp nhiều ngôn ngữ và tự xử lý các giao dịch không dùng tiền mặt với KH chính xác và nhanh chóng. Thậm chí, ở Trung Quốc, chi nhánh tự động đầu tiên được China Construction Bank mở tại Thượng Hải với 2 robot và không có nhân viên.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo