xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đưa Việt Nam thành cường quốc an ninh mạng

B.H.Thanh

(NLĐO)- Bộ Thông tin và Truyền thông đặt mục tiêu đưa Việt Nam thành cường quốc an ninh mạng với trọng tâm là làm chủ hệ sinh thái sản phẩm an ninh mạng Việt Nam, bảo đảm sự thịnh vượng của đất nước trên không gian mạng.

Chiều 12-10, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) tổ chức Đại hội thi đua yêu nước lần thứ IV (giai đoạn 2020-2025).

Đưa Việt Nam thành cường quốc an ninh mạng - Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình dự và phát biểu tại Đại hội

Phát biểu khai mạc Đại hội, Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng, cho biết việc tổ chức thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng trong những năm qua đã tạo ra không khí thi đua sôi nổi, thực sự là động lực thúc đẩy toàn ngành thông tin và truyền thông hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm của ngành. Thi đua phải lấy tinh thần yêu nước làm gốc. Yêu nước tức là góp phần mình để làm cho Việt Nam phát triển thịnh vượng vào năm 2045. Yêu nước là dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia. Yêu nước tức là phát triển và quản lý tốt báo chí, xuất bản. Vì yêu nước mà phải đặt mục tiêu cao, tìm giải pháp đột phá. Và vì mục tiêu cao mà phải thi đua. Việc 5 năm hãy làm một năm, khi đó có phong trào thi đua sôi nổi, tạo ra những giá trị lớn lao.

Bên cạnh đó, công việc hằng ngày của mỗi người chính là nền tảng của thi đua. Thi đua là việc của mỗi người. Thi đua là thông qua việc hàng ngày của mỗi người. Bởi vậy, mục tiêu cao là phải đến được từng người. Ngày nay, mỗi người đều có thể tiếp cận kho tri thức của nhân loại, có thể lập nhóm làm việc với bất kỳ ai, bất kỳ đâu, vì vậy, sức mạnh của mỗi cá nhân là vô cùng to lớn. Hãy giao việc lớn cho nhóm nhỏ. Hãy giao việc lớn cho mỗi cá nhân. Việc càng lớn, càng thách thức thì cơ hội xuất hiện nhân tài càng lớn.

Đưa Việt Nam thành cường quốc an ninh mạng - Ảnh 2.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh thi đua phải có mục tiêu, có tiêu chí rõ ràng, tạo ra giá trị và giá trị tăng thêm. Thi đua cũng phải có kế hoạch tỉ mỉ và phải do từng đơn vị nhỏ, từng cá nhân góp phần xây dựng nên từ chính nhiệm vụ hàng ngày, tự thấu hiểu mục tiêu của mình là gì, làm thế nào để đạt được, để có thể tự giác, tự nguyện thực hiện mỗi ngày. Bởi vậy phải tuyệt đối tránh sự chung chung, áp đặt hay cào bằng.

Còn theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm, 5 năm vừa qua, trong bối cảnh có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn nhưng với tinh thần càng khó khăn càng phải thi đua nên toàn ngành vẫn phát huy tinh thần yêu nước, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thử thách giành nhiều kết quả quan trọng.

Thứ trưởng Phan Tâm đã phát động phong trào thi đua yêu nước của Bộ TT-TT giai đoạn 2020- 2025, với 8 mục tiêu chính. Cụ thể, hướng tới việc chuyển đổi bưu chính từ chuyển phát thư báo thành hạ tầng của dòng chảy vật chất của nền kinh tế số. Chuyển đổi hạ tầng viễn thông thành hạ tầng của nền kinh tế số, triển khai 5G. Chuyển đổi Chính phủ điện tử thành Chính phủ số. Đưa mọi hoạt động của Chính phủ lên môi trường số; Chuyển đổi từ gia công lắp ráp thành phát triển sản phẩm; Phát triển các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam..

Đặc biệt, Bộ TT-TT đặt mục tiêu sẽ đưa Việt Nam thành cường quốc an ninh mạng. Với trọng tâm là làm chủ hệ sinh thái sản phẩm an ninh mạng Việt Nam, bảo đảm sự thịnh vượng của đất nước trên không gian mạng. Bảo đảm chủ quyền không gian mạng. Không gian mạng của Việt Nam là môi trường sống mới nên phải đảm bảo sạch và lành mạnh.

Phát biểu tại Đại hội, thay mặt Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình biểu dương, ghi nhận và chúc mừng những kết quả tích cực đạt được từ các phong trào thi đua yêu nước của ngành thông tin và truyền thông trong 5 năm qua.

Để phong trào thi đua thực sự trở thành động lực, Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình đề nghị ngành thông tin và truyền thông tập trung thực hiện 5 nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Chính phủ sẽ hỗ trợ phát triển hạ tầng kỹ thuật số, công nghệ thông tin và truyền thông nhằm đưa kinh tế số chiếm 20% GDP của cả nước vào năm 2025. Vì vậy, ngành TT-TT phải nhận lãnh trách nhiệm tham mưu định hướng chiến lược cho đất nước trong lĩnh vực phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông.

Đồng thời, Bộ TT-TT cần tổ chức thực hiện Đề án chuyển đổi số quốc gia và Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 14-1-2020 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về báo chí truyền thông, đẩy mạnh công tác tuyên truyền…; đẩy mạnh cải cách hành chính, kiện toàn tổ chức bộ máy bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; nâng cao vai trò các cấp ủy, tổ chức đảng trong chỉ đạo tổ chức các phong trào thi đua, bảo đảm thiết thực, hiệu quả...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo